- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
7 thay đổi của cơ thể người phụ nữ là hồi chuông cảnh báo về sức khỏe
Đôi khi phụ nữ cảm thấy những bất thường trên cơ thể nhưng lại bỏ qua vì nghĩ chúng không nguy hại gì. Tuy nhiên, đây là tiền biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm.
Đôi khi phụ nữ cảm thấy những bất thường trên cơ thể nhưng lại bỏ qua vì nghĩ chúng không nguy hại gì. Tuy nhiên, đây là tiền biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm.
Sau đây là 7 thay đổi của cơ thể người phụ nữ không nên bỏ qua trước khi quá muộn.
Có khối u hoặc sưng ở vú/nách
Phụ nữ ở độ tuổi 30 nên thường xuyên quan sát ngực của mình, liệu rằng có khối u ở vú hay thậm chí là nách. Trong khi đại đa số các trường hợp là khối u lành tính những đây lại là một triệu chứng của ung thư vú. Dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra vì có khối u hoặc sưng ở vú thường là một dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vú ở phụ nữ.
Những thay đổi của cơ thể người phụ nữ cảnh báo về sức khỏe
Thường xuyên sốt
Nếu có biểu hiện sốt cao nhiều lần trong tháng thì đây có thể là triệu cứng rõ ràng của sức khỏe kém. Tuy nhiên, đây cũng là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Trong trường hợp xấu nhất, cơn sốt sẽ lên cao đột biến mỗi giờ. Hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi cơn sốt tái phát.
Đau lưng mỗi ngày
Đau lưng hàng ngày có nhiều lý do như đang trong thời kỳ mang thai, tăng cân, ngồi và làm việc sai tư thế thậm chí là căng thẳng tại nơi làm việc. Nếu không chữa trị, bệnh đau lưng có thể dẫn đến vấn đề cổ tử cung, khớp… Trong trường hợp này, hãy thăm khám bác sĩ hoặc tập yoga hàng ngày thậm chí thực hiện các vật lý trị liệu nếu cần thiết.
Nước tiểu có màu vàng sẫm
Nước tiểu màu vàng có thể là triệu chứng của mất nước cấp tính nhưng màu sắc của nước tiểu có thể thay đổi từ màu đỏ nâu, nâu sang vàng sẫm. Nếu uống thuốc, nước tiểu có thể sẽ tiếp tục thay đổi màu. Hãy đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, vấn đề về gan, thận hoặc phản ứng dị ứng với một loại thực phẩm bạn ăn.
Khó ngủ ban đêm
Bạn nằm trên giường mà cảm thấy lo lắng, bồn chồn, khó đi vào giấc ngủ mặc dù cả ngày đã vất vả. Đây có thể là triệu chứng của chứng mất ngủ và khi đó sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim, đột quỵ, huyết áp cao, tiểu đường và khó tập trung. Lối sống, thói quen ăn uống, hút thuốc, uống rượu bia ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ. Khoa học khuyên bạn nên ngủ 7-8 tiếng/ngày để có một cuộc sống khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật. Đừng nên uống thuốc ngủ vì nó không có tác dụng mà còn có hại cho sức khỏe.
Khó thở, thở hổn hển
Đôi khi bạn sẽ cảm thấy khó thở dù chỉ hoạt động nhẹ như đi bộ, leo cầu thang. Có nhiều lý do cho điều này, chẳng hạn như uống quá nhiều trà/cà phê, hút thuốc lá, uống rượu và lười thực hiện các hoạt động thể chất.
Đây cũng có thể là dấu hiệu của căng thẳng, tập thể dục quá sức thậm chí các vấn đề liên quan đến phổi như hen suyễn hoặc viêm phế quản. Khi có các biểu hiện trên, hãy tìm gặp bác sĩ để khám trước khi quá muộn.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt có thể giao động từ 21 đến 35 ngày. Một vài tháng bạn có thể không thấy xuất hiện trong khi có tháng xuất hiện đến 2 lần. Một số người thậm chí còn phàn nàn về lượng kinh nguyệt bất thường trong mỗi chu kỳ. Những dấu hiệu này có thể là báo động của hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) hoặc các vấn đề phụ khoa. Điều này thường xảy ra do sự mất cân bằng trong thai kỳ và hormon sinh dục, progesterone và estrogen ở phụ nữ... Nếu không được điều trị có thể dẫn đến vô sinh.
Theo GĐVN
- Sức khỏe4 giờ trướcĐau đầu sau tiêm vaccine COVID-19 có bất thường?
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe7 giờ trướcBản tin 18h ngày 7/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19, gồm 1 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương, 2 ca là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.511 bệnh nhân.
- Sức khỏe10 giờ trướcDịp Tết tuy đã qua, người đi làm, người đi học… nhưng những rắc rối từ kỳ nghỉ Tết vẫn kéo theo. Ăn uống quá nhiều trong dịp lễ Tết thực sự có thể gây hại vô cùng lớn đến sức khỏe.
- Sức khỏe11 giờ trướcĐến 6h sáng 7/3 đã có 41 người dân cư trú trên địa bàn TP. Hải Phòng cùng chuyến bay với bệnh nhân tái dương tính đã liên hệ, khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
- Sức khỏe14 giờ trướcSau tiêm, nếu thấy có bất cứ biểu hiện khó chịu, bứt rứt, vã mồ hôi, ớn lạnh, nổi phát ban…, người được tiêm cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
- Sức khỏe15 giờ trướcDịp Tết tuy đã qua, người đi làm, người đi học… nhưng những rắc rối từ kỳ nghỉ Tết vẫn kéo theo. Ăn uống quá nhiều trong dịp lễ Tết thực sự có thể gây hại vô cùng lớn đến sức khỏe.
- Sức khỏe18 giờ trướcBản tin 6h ngày 7/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 2 ca mắc mới COVID-19 tại Kiên Giang. Đây là những trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.509 bệnh nhân.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcCác ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận tại Hải Dương đều là F1 đã được cách ly tập trung.
- Sức khỏe1 ngày trướcNgoài 3 tuổi con chị Phượng vẫn ốm yếu, còi cọc, chưa được 10 kg. Đưa con đi khám, bác sĩ nói con chị bị chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng.
- Sức khỏe1 ngày trướcKhi chúng ta già đi, cơ thể bị lão hóa là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ được một số thói quen xấu trong cuộc sống và nuôi dưỡng lối sống lành mạnh thì có thể làm chậm quá trình lão hóa.