7 thời điểm tuyệt đối không được tắm cho con

Tắm cho con rất khó khăn bởi công việc này đòi hỏi người mẹ phải có kinh nghiệm, hiểu biết nhất định nếu không khi tắm sai cách, sai thời điểm sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm.

Tắm cho con rất khó khăn bởi công việc này đòi hỏi người mẹ phải có kinh nghiệm, hiểu biết nhất định nếu không khi tắm sai cách, sai thời điểm sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, các mẹ nên tránh tắm cho con vào những thời điểm dưới đây để đẩm bảo sự an toàn cho trẻ.

Tắm cho con khi đang đói

Theo các chuyên gia sức khỏe thì khi đói con người ta có sự lưu thông máu kém, đặc biệt lượng đường trong máu là rất thấp.

Khi tắm sẽ đòi hỏi cơ thể mất đi 1 lượng năng lượng đáng kể. Khi đó, nó không thể đáp ứng như cầu đó khiến người bị chóng mặt, choáng váng, ngất hay thậm chí là đột quỵ.

Nguy hiểm nhất là những đối tượng trẻ em vì sức đề kháng và sức bền của trẻ yếu và hầu như là không có. Do đó, tắm cho con khi đói thực sự là một việc làm rất nguy hiểm mà mẹ Việt cần phải tránh.

Tắm khi trẻ vừa ăn xong

Ăn no là thời điểm rất nhạy cảm và cơ thể cần được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút để lượng thức ăn được tiêu hoá.

Nếu bạn tắm ngay cho con vào thời điểm đó sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ và ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá.

Vì khi tắm mạch máu giãn nở và lưu thông chạy ra ở bề mặt da, giảm lưu lượng máu ở hệ tiêu hóa làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn của bé gây chứng đầy hơi khó chịu.

Tắm khi con mệt mỏi

Nhiều người có ý niệm rằng con quấy khóc hay có biểu hiện mệt mỏi thì cho con tắm để trẻ nghịch nước cảm thấy sảng khoái và quên đi sự mệt mỏi. Nhưng điều này chỉ đúng với người lớn ở một số trường hợp.

Còn với trẻ thì ngược lại. Sức đề kháng của trẻ là rất thấp. Nếu bạn cho trẻ tắm vào thời điểm cơ thể bất ổn đồng nghĩa với việc lưu thông khí huyết giảm mạnh. Nếu tắm thời điểm này sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt và dễ bị cảm đột ngột.

Vì vậy, để giữ vệ sinh cho trẻ bạn chỉ cần lau người bằng khăn ấm và thay quần áo sạch cho trẻ là được.

Tắm cho con sau khi tiêm chủng về

Vết thương ở vị trí trích ngừa sẽ bị nhiễm khuẩn khi có nước vào khiến vùng da đó bị sưng đau, tấy đỏ, viêm nhiễm.

Do đó, thời điểm sau khi tiêm chủng về bạn không nên tắm cho trẻ mà chỉ nên rửa sạch người và thay quần áo thoáng mát, sạch sẽ là được.

Tắm cho con mà không có thảm chống trượt

Trẻ rất hiếu động và thường hay chạy nhảy, nghịch ngợm khi tắm. Nếu trong phòng tắm không có thảm chống trượt trong khi chân bé và nền nhà đều ướt thì điều gì sẽ xảy ra?

Việc bé gặp phải các trấn thương là điều xảy ra trong nháy mắt. Và không chỉ có bé mà bạn cũng rất có thể là nạn nhân của sự té ngã nếu sơ suất trong bước chân của mình.

Tắm khi con đang bị cảm, tiêu chảy

Khi bị cảm lạnh thì nhất quyết bạn nên tránh cho trẻ dùng nước, vì vậy việc tắm cho trẻ lúc này là vô cùng tối kỵ.

Trẻ bị tiêu chảy nếu di chuyển nhiều càng làm bé mệt mỏi, mất nước và tình trạng bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều.

Cho con nằm điều hòa sau khi tắm

Sau khi tắm cơ thể của bé đã giảm đi một lượng nhiệt đáng kể. Do đó, nếu gặp điều hòa không khí mát sẽ khiến cơ thể trẻ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng xấu đến tim mạch và huyết áp dễ bị hắt hơi sổ mũi và bị cảm cúm.

Khi nào nên tắm cho trẻ?

Tắm cho trẻ trong trạng thái khỏe mạnh, không bí đói hay sau khi ăn quá no là tốt nhất. Nên tắm cho con trong phòng kín, nhiệt độ ấm áp có khăn lau người, choàng người đầy đủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.