8 tiếng cân não thực hiện ca ghép chi thế giới chưa từng làm của BV Trung ương Quân đội 108

Ngày 24/2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã công bố ghép thành công chi thể đầu tiên từ người cho sống. Ca mổ kéo dài trong 8 tiếng, toàn bộ ekip là đội ngũ bác sĩ 108.

Ca ghép chi thể đồng loại cân não

GS.TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay, ca ghép chi thể đồng loại thành công này đã mở ra hướng điều trị mới trong tương lai, không chỉ ghép chi thể từ người hiến mất não mà còn từ người sống cho những người bệnh không may bị mất đi chi thể.

Theo GS. Bàng từ năm 1998 đến nay trên thế giới chỉ mới thực hiện được 89 ca ghép chi thể. Trong đó, ghép cẳng tay nhiều nhất tại Mỹ là 24 trường hợp, Trung Quốc 13 trường hợp, Pháp 11 trường hợp. Tất cả các ca ghép này đều lấy từ nguồn người cho chết não.

Tại Đông Nam Á, cho tới nay, chưa có một ca ghép chi thể đồng loại nào được thông báo trong y văn thế giới.

8 tiếng cân não thực hiện ca ghép chi thế giới chưa từng làm của BV Trung ương Quân đội 108-1
Bác sĩ Hoàng và bệnh nhân Vương.

GS. Bàng khẳng định: "Đây là ca ghép rất khó trên thế giới, vì các ca ghép chi thể trước đây đều là từ người hiến chết não. Bệnh viện 108 đã rất tự hào đã thành công ghép thành công chi thể trồng nối từ người cho sống".

GS.TS Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 người trực tiếp tham gia êkip ghép chi cho bệnh nhân cho biết, để thực hiện ghép chi đồng loại êkip Bệnh viện 108 đã xác định sẽ có những khó khăn rất lớn.

Thứ nhất, bệnh nhân được nhận chi thể là trường hợp đã bị cụt tay 4 năm nay (2016), các khối cơ chằng chịt, mạch máu thần kinh đã cao lên phía trên.

Thứ 2, ghép chi thể là một kỹ thuật rất phức tạp hơn tạng vì có rất nhiều cấu trúc như: da, khớp, xương, mạch máu, thần kinh thải ghép...

Thứ 3, phần chi ghép là phần thừa của chi thể cắt cụt trên nền nhiễn khuẩn, vết thương bội nhiễm. Thách thức đối với bác sĩ có thể lấy được chi tới đâu? Nhiễm khuẩn sau này có xảy ra nhiễm khuẩn với bệnh nhân Vương hay không? Việc kiểm soát nhiễm khuẩn không tốt sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn toàn thân cho bệnh nhân Vương.

Thứ 4, sau khi ghép chi bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch mạnh, sau đó sẽ giảm liều dùng. Bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc suốt đời do ghép tạng đồng loại.

Tay sẽ hồi phục như thế nào?

Theo GS. Hoàng, rất may mắn bệnh nhân cho chi và bệnh nhân nhận có sự tương đồng phù hợp. Xét nghiệm miễn dịch lên tới 3.6, xét nghiệm kháng thể hòa hợp gần như tối ưu giữ cho và nhận.

8 tiếng cân não thực hiện ca ghép chi thế giới chưa từng làm của BV Trung ương Quân đội 108-2
Tay bệnh nhân hồi phục sau ghép.

"Bệnh nhân Vương sau khi được ghép, chi tiến triển tốt. Bệnh nhân đã vượt qua được thời gian chống thải ghép thì sau này chức năng tay sẽ phục hồi tương đối so với chi lành. Bệnh nhân sẽ mất thời gian phục hồi chức năng từ 6-12 tháng. Chúng tôi nhận thấy bệnh nhân phục hồi tốt hơn so với cách chi thể tự thân", GS. Hoàng nói.

GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam khẳng định: "Ca ghép chi thể đồng loại là một thành công tuyệt vời vì trên thế giới chưa từng làm. Ghép chi thể mục đích là nâng cao chất lượng cuộc sống khác so với ghép tạng là để cứu sống".

Người được nhận tay đã thỏa ước mơ có bàn tay hoàn thiện

Bệnh nhân Phạm Văn Vương (sinh năm 1989, Thanh Trì, Hà Nội) người nhận chi cho hay: "Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã có bàn tay hoàn chỉnh để lo cho vợ, con và gia đình. Đây là một điều kỳ diệu đối với tôi, tôi cứ ngỡ như là nằm mơ vậy. Tôi cảm ơn người đã hiến bàn tay cho tôi".

8 tiếng cân não thực hiện ca ghép chi thế giới chưa từng làm của BV Trung ương Quân đội 108-3
Bệnh nhân đã bắt tay được bác sĩ.

Trước đó, vào năm 2016, trong quá trình lao động, anh Vương đã gặp tai nạn lao động. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đứt rời chi trái, dập nát, vết thương quá nặng và hoàn toàn không còn khả năng bảo tồn, bác sĩ đã phải cắt cụt 1/3 dưới cẳng tay trái. Sau đó, bệnh nhân đã xuất viện sau 2 tuần điều trị.

Vào ngày 03/1/2020, Bệnh viện 108 đã tiếp nhận một ca bệnh nặng và phức tạp do băng chuyền của máy tải gạch cuốn, đè ép trực tiếp lên tay trái vùng 1/3 dưới cẳng tay cho tới sát nách.

Sau đó, bệnh nhân đã được điều trị tích cực trong 3 tuần với 3 lần mổ bệnh nhân đã được bác sĩ khoa chấn thương chi trên và Vi phẫu nỗ lực để cứu cánh tay của bệnh nhân. Tuy nhiên, tình trạng hoại tử vùng khuỷu tay và cơ, nhiễm trùng, không cứu vãn được và đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.

Bệnh nhân đã được hội chẩn và thống nhất cắt cụt chi thể ngang mức 1/3 trên cánh tay. Khi thăm khám bệnh nhân, bác sĩ nhận định: "Phần thừa của chi thể sẽ bị cắ cụt (đoạn 1/3 dưới cẳng tay đến bàn tay) còn tương đối bình thường và có thể ghép cho những bệnh nhân cụt ở vị trí tương ứng. Bệnh nhân và gia đình đồng ý tự nguyện "hiến" một phần chi thể của mình cho anh Vương".

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/doi-song/8-tieng-can-nao-thuc-hien-ca-ghep-chi-the-gioi-chua-tung-lam-cua-bv-trung-uong-quan-doi-108-82020242142841571.htm

ghép tay


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.