90% người Việt sâu răng, viêm lợi, mất răng... do thói quen sai lầm này: Bạn có mắc phải?

Một số nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu thông qua mô nướu, ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể.

Một số nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu thông qua mô nướu, ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể.

90% người Việt mắc bệnh về răng miệng

GS Trịnh Đình Hải, Giám đốc bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương, cho biết thống kê mới nhất cho thấy có đến 90% dân số gặp các vấn đề về răng miệng, trong đó chủ yếu là sâu răng, viêm lợi, túi mủ quanh răng và mất răng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều người mắc bệnh răng miệng là kiến thức hạn chế. Nhiều người chỉ đánh răng một lần sau khi thức dậy. Thói quen này khiến một số trẻ mới thay răng vài năm đã bị tình trạng răng sâu đến 5-6 chiếc. Bên cạnh đó, người dân không kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên và không có kiến thức chăm sóc răng miệng.

Theo Mayoclinic, viêm nha chu được xem là căn bệnh răng miệng nguy hiểm nhất. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng khôn lường như tổn thương răng vĩnh viễn.

Thậm chí, một số nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu thông qua mô nướu, ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận kyhác của cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện viêm nha chu có thể liên quan đến bệnh hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ…

90% người Việt sâu răng, viêm lợi, mất răng... do thói quen sai lầm này: Bạn có mắc phải? - Ảnh 1.

Triệu chứng viêm nha chu

Nướu khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt và bám khít lấy răng. Tuy nhiên, nướu có vấn đề hoặc viêm nếu xuất hiện các đặc điểm sau:

- Nướu bị sưng

- Nướu chuyển sang màu đỏ sậm hoặc tím

- Nướu bị mềm khi chạm vào

- Nướu dễ chảy máu

- Nướu bị tụt khiến răng trông dài hơn bình thường

- Xuất hiện các kẽ hở giữa răng

- Xuất hiện mủ giữa răng và lợi

- Hơi thở hôi

- Răng lung lay

- Đau nhức răng

- Khớp cắn thay đổi

Có nhiều loại viêm nha chu khác nhau, tuy nhiên, dưới đây là các dạng viêm nha chu phổ biến:

Viêm nha chu mãn tính là dạng viêm nha chu phổ biến nhất, chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn mặc dù một số trẻ em cũng mắc bệnh. Dạng bệnh này gây ra bởi sự tích tụ mảng bám trên răng, đồng thời cũng liên quan đến quá trình lão hóa và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Bệnh có thể gây ra sự phá hủy bên trong lợi và xương, từ đó dẫn đến biến chứng mất răng nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm nha chu tấn công thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành và nhỏ. Bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến những người trong cùng một gia đình và cũng có thể gây tổn thương xương, mất răng nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh nha chu hoại tử. Đặc trưng của dạng này là gây ra sự chết của mô nướu, dây chằng và xương hỗ trợ do thiếu máu cung cấp, dẫn đến nhiễm trùng nặng. Dạng bệnh này thường xảy ra ở những người bị ức chế hệ thống miễn dịch - chẳng hạn như người nhiễm HIV, điều trị ung thư hoặc các nguyên nhân khác như suy dinh dưỡng.

90% người Việt sâu răng, viêm lợi, mất răng... do thói quen sai lầm này: Bạn có mắc phải? - Ảnh 2.

Phòng ngừa

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm nha chu là tuân thủ nguyên tắc vệ sinh răng miệng hàng ngày:

Vệ sinh răng miệng kỹ càng. Đánh răng ít nhất 2 phút/lần, 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng giúp loại bỏ các vụn thực phẩm và vi khuẩn mắc kẹt trong kẽ răng

Khám nha khoa định kỳ. Thường xuyên khám nha khoa, thực hiện lấy cao răng định kỳ, ít nhất là mỗi lần 6 đến 12 tháng. Nếu bạn có thuộc nhóm có nguy cơ tăng cơ hội phát triển bệnh viêm nha chu như bị khô miệng, uống một số loại thuốc hoặc hút thuốc - bạn cần phải làm sạch răng miệng theo các phương pháp chuyên nghiệp thường xuyên hơn.

Theo Trí thức trẻ


Sâu răng

viêm lợi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.