Ai cũng biết trà xanh có thể chống ung thư, nhưng uống thế nào mới đúng cách?

Trà xanh có thể giúp làm giảm nguy cơ một số bệnh như ung thư, tim mạch. Tuy nhiên, lượng trà tối ưu nên uống là bao nhiêu mỗi ngày?

Có thể bạn đã nghe nói rất nhiều đến những lợi ích sức khỏe của việc uống trà, đặc biệt là những lợi ích của trà xanh. Thức uống này được nhiều người coi là thần dược chống lão hóa, ngừa ung thư rất tốt.

Trà xanh có thể giúp làm giảm nguy cơ một số bệnh như ung thư, tim mạch. Tuy nhiên, lượng trà tối ưu nên uống là bao nhiêu mỗi ngày?

Ở Okinawa (Nhật Bản) – một trong những vùng xanh của thế giới coi trà xanh là một trong những thức uống không thể thiếu.

Theo một báo cáo đăng trên Tạp chí Journal of American College of Nutrition, trà là loại thức uống được tiêu thụ nhiều nhất thế giới chỉ sau nước.

Theo hàng chục nghiên cứu, thường xuyên uống trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bệnh Alzheimer, giúp bạn duy trì mật độ xương tốt, ngăn ngừa các bệnh về mắt ảnh hưởng đến thị lực ở tuổi già, ngăn ngừa đột quỵ và thậm chí kéo dài tuổi thọ của bạn.

Trà xanh có thể chống ung thư, vậy uống thế nào cho đúng cách?-1

Trà xanh là thức uống không thể thiếu ở Okinawa

Trà xanh chống ung thư nhưng uống bao nhiêu mới có tác dụng?

Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về lợi ích của trà xanh, tuy nhiên, cũng có rất nhiều quan điểm về lượng trà xanh bạn nên uống bao nhiêu mỗi ngày là tốt nhất.

Một số nghiên cứu khẳng định lợi ích sức khỏe ở những người uống ít nhất một ly trà xanh mỗi ngày, trong khi các nghiên cứu khác lại cho rằng uống từ 5 đến nhiều tách mỗi ngày sẽ tối ưu.

Trà xanh có thể giúp làm giảm nguy cơ một số bệnh như ung thư, tim mạch. Tuy nhiên, lượng trà tối ưu nên uống phụ thuộc vào từng thể trạng:

- Ung thư miệng. Một nghiên cứu có quy mô lớn ở Nhật Bản trên 20.550 nam giới và 29.671 phụ nữ trong độ tuổi 40-79, không có tiền sử ung thư miệng và hầu họng phát hiện, phụ nữ uống từ 3 đến 4 chén trà xanh hàng ngày ít có khả năng phát triển ung thư miệng

- Ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu tiến cứu tại Trung tâm Y tế Công cộng Nhật Bản trên 49.920 nam giới trong độ tuổi từ 40 đến 69 về thói quen tiêu thụ trà xanh. Kết quả phát hiện, những người đàn ông uống 5 ly trà xanh hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn so với những người uống ít hơn 1 cốc mỗi ngày.

- Ung thư dạ dày. Nghiên cứu tiền cứu của Trung tâm Y tế Công cộng Nhật Bản trên 72.943 đối tượng (34.832 nam giới và 38.111 phụ nữ) phát hiện, những phụ nữ tiêu thụ 5 hoặc nhiều hơn 5 cốc trà xanh mỗi ngày giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

- Ung thư vú. Nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Aichi trên 1160 trường hợp phụ nữ mắc ung thư vú xâm lấn về nguy cơ tái phát ung thư và lượng tiêu thụ trà xanh hàng ngày phát hiện, nguy cơ này giảm ở những phụ nữ uống nhiều hơn 3 chén trà xanh mỗi ngày.

- Ung thư tụy. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí NCBC trên 124 trường hợp ung thư tuyến tụy và các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu và chế độ ăn uống phát hiệnm, uống 5 chén trà xanh hoặc nhiều hơn mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

- Bệnh tiểu đường. Trong nghiên cứu quan sát tiền cứu trên 17.413 người (6.727 nam giới và 10.686 nữ giới) phát hiện, những người tiêu thụ 6 chén trà xanh hoặc nhiều hơn mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thấp hơn 33% so với những người tiêu thụ ít hơn 1 chén mỗi ngày.

- Bệnh tim. Phân tích sau 9 nghiên cứu cho thấy, những người uống từ 1 đến 3 chén trà xanh mỗi ngày có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ thấp hơn so với những người uống ít hơn 1 cốc.

Dựa trên những nghiên cứu nói trên, bạn có thể uống từ 3-4 cốc trà xanh mỗi ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là, một số nghiên cứu trong số đó không tìm thấy mối liên hệ giữa uống trà xanh và nguy cơ bệnh tật. Do vậy, những ảnh hưởng của trà xanh cũng như liều lượng uống mỗi ngày có thể thay đổi từ người này sang người khác.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều phát hiện ra một điểm chung là những người uống trà xanh có sức khỏe tốt hơn những người không uống.

Trà xanh có thể chống ung thư, vậy uống thế nào cho đúng cách?-2

Khi nào không nên uống nhiều trà xanh?

Caffeine và catechins trong trà xanh được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ với một số người, đặc biệt là nếu dùng với liều lượng lớn.

Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm tăng cảm giác lo lắng, gây rối loạn giấc ngủ, đau dạ dày và đau đầu ở một số người.

Tiêu thụ lượng lớn caffeine trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và gây sảy thai.

Dựa trên các nghiên cứu, tất cả mọi người, kể cả phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 300 mg caffeine mỗi ngày.

Tuy nhiên, một nghiên cứu đánh giá tổng quát 400 nghiên cứu khác phát hiện, những người trưởng thành khỏe mạnh tiêu thụ khoảng 400 mg caffeine mỗi ngày không bị ảnh hưởng bất lợi.

Lượng caffeine trong mỗi chén trà xanh khác nhau tùy thuộc vào lượng chè được sử dụng. 1 gam trà xanh dao động từ 11-20 mg caffeine. Giả sử mỗi chén trà xanh 240 ml có thể chứa trung bình 20-40 mg caffeine.

Các catechins trong trà xanh có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm. Trên thực tế, tiêu thụ lượng lớn catechins có thể gây thiếu máu, thiếu sắt.

Những người có nguy cơ thiếu chất sắt như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, những người bị chảy mauis nên cân nhắc việc uống trà trong các bữa ăn. Tốt nhất, nên chờ đợi 1 giờ sau bữa ăn mới nên uống trà.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trà xanh có thể gây ức chế hiệu quả của một số loại thuốc trị bệnh tim mạch và huyết áp. Đồng thời, thức uống này cũng có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc điều trị chứng lo âu và trầm cảm.

Theo trí thức trẻ


Trà xanh

bệnh tim mạch

ung thư

tốt cho sức khỏe

uống trà


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.