Ăn hải sản mấy chục năm ai nghĩ đơn giản PHẦN MÀU VÀNG trong con cua biển là GẠCH đều sai hết rồi nhé!

Sau khi được "khai sáng" thông tin về nó, chắc chắn chính bạn cũng sẽ thấy rất ngạc nhiên đấy.

Chủ đề dạo gần đây đang gây tranh cãi trên mạng xã hội đó là: "Phần màu vàng" bên trong con cua biển thật sự là gì?

Đây là một phần khá đặc trưng của con cua biển, nhiều người thích ăn nó vì hương vị béo ngậy hấp dẫn, nhưng một số khác lại cho rằng chúng bẩn, không tốt và không thể ăn được. Vậy thực hư của "phần màu vàng" này là gì, liệu có ăn được không và ăn như thế nào là đúng nhất?

Ăn hải sản mấy chục năm ai nghĩ đơn giản PHẦN MÀU VÀNG trong con cua biển là GẠCH đều sai hết rồi nhé!-1
"Phần màu vàng" của cua biển liệu có ăn được và tốt không vẫn là câu hỏi chưa có giải đáp với nhiều người.

"Phần màu vàng" của cua biển thực sự là gì?

Dân gian vẫn gọi "lớp nhầy màu vàng" này là gạch cua biển, bộ phận thường được thấy sau khi gỡ mai cua biển ra. 

Còn giải thích theo mặt khoa học, phần "gạch" này chính là nơi chứa các tế bào sinh dục của loài cua biển. Đối với cua đực thì đó là hệ thống các tế bào sinh tinh, còn ở cua cái thì đó là buồng trứng của nó. Gạch cua biển thường thấy sẽ là một lớp nhầy màu vàng hoặc phần màu đỏ cam được gọi là gạch son.

Ăn hải sản mấy chục năm ai nghĩ đơn giản PHẦN MÀU VÀNG trong con cua biển là GẠCH đều sai hết rồi nhé!-2
Thật không ngờ, phần ngon nhất của loài cua lại chính là... tế bào sinh dục của chúng.

Cua biển có gạch đa phần là những con cái, thường không có nhiều thịt nhưng đổi lại phần gạch lại rất nhiều, chiếm gần 2/3 yếm. Cách dễ dàng để nhận biết gạch cua là khi mua cua biển về, bóc phần mai ra và nhìn vào lưng cua, bạn sẽ thấy một "phần màu vàng" mềm mềm - đó chính là phần gạch cua quý giá. 

Gạch cua biển không những ăn được mà còn là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng

Khi đã vỡ lẽ thực tế phần gạch mà mọi người hay gọi là gì thì nhiều người thắc mắc phần màu vàng đó trong cua biển có ăn được không? Và câu trả lời là CÓ, thậm chí còn rất ngon bổ là đằng khác.

Trong gạch cua biển chứa một nguồn protein cực lớn giúp tái tạo các tế bào, hỗ trợ sự chuyển hóa chất trong cơ thể dễ dàng hơn. Chưa kể gạch cua còn giúp nam giới bổ khí, sinh tinh và trợ dương rất tốt.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, gạch cua biển còn chứa nhiều axit béo omega-3 giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tim mạch và bệnh trầm cảm. Hầu như các chất dinh dưỡng trong gạch cua đều cao hơn hẳn một vài loại thịt, cá khác. 

Ăn hải sản mấy chục năm ai nghĩ đơn giản PHẦN MÀU VÀNG trong con cua biển là GẠCH đều sai hết rồi nhé!-3
Gạch cua không những ngon mà còn chứa nhiều protein có lợi cho cơ thể.

Nhờ giá trị dinh dưỡng cao nên gạch cua biển thường xuyên được chọn để đưa vào nhiều món ăn khác nhau.

Tuy gạch cua có chứa cholesterol nhưng nó ở một mức độ rất thấp và tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, ăn cholesterol vừa phải rất tốt cho những bệnh nhân bị cao huyết áp hay các bệnh về tim mạch khác.

Nếu ăn gạch cua biển ngay đầu bữa ăn, nó sẽ giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn. 

Ăn cua biển quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, ăn nhiều gạch cua cũng vậy. Mới đây, Bộ Y tế Mỹ đã phân loại gạch cua thuộc nhóm không an toàn cho sức khỏe con người. Họ khuyến cáo người dân không nên ăn quá nhiều phần "mềm" màu vàng của cua hay tôm hùm vì tất cả cadmium, biphenyls polychlorin (PCB) cùng các chất ô nhiễm khác đều tập trung ở đó.

Hơn nữa, dù là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng hiện nay cua đã và đang phải chịu tác động của ô nhiễm môi trường, khiến chúng trở thành "ổ chứa" của nhiều loại độc chất nguy hiểm. Thế nên nếu ăn quá nhiều, cơ thể sẽ vô tình dung nạp độc tố trong thịt và gạch của chúng, để rồi phát bệnh lúc nào không hay.

Ăn hải sản mấy chục năm ai nghĩ đơn giản PHẦN MÀU VÀNG trong con cua biển là GẠCH đều sai hết rồi nhé!-4
Tốt thì có tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều cua đâu nhé.

Ngoài ra, cua là một trong số những loài thủy hải sản gây dị ứng hàng đầu nên cần thận trọng khi ăn, đặc biệt không nên ăn cua quá nhiều để tránh dị ứng. Đối với người có tiền sử bị dị ứng, chỉ ăn một lượng nhỏ cua thôi cũng gây nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, nôn nao, đau đầu, chóng mặt và thậm chí là hôn mê sâu nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gout, bệnh gan hoặc bệnh thận cũng không nên ăn quá nhiều cua vì lượng natri của chúng sẽ làm bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, cua còn là loài có tính hàn rất mạnh nên nếu ăn nhiều cua và gạch sẽ gây lạnh bụng, đau bụng hay nặng hơn là tiêu chảy cấp. 

Vậy ăn cua thế nào mới đúng cách?

Trung tâm An toàn thực phẩm (CFS) đã chứng minh ăn gạch cua ở mức độ vừa phải sẽ hoàn toàn không gây hại gì mà còn tốt cho sức khỏe. Tốt nhất mỗi lần ăn cua bạn chỉ nên ăn khoảng 1-2 con là đủ.

Ngoài ra SFA cũng lên tiếng cảnh báo rằng, dù thèm thế nào thì cũng nên hạn chế ăn cua lông vì chúng chứa nhiều dioxin trong cơ thể. Nhưng cần hiểu rõ là chỉ có cua lông và gạch của chúng mới bị nhiễm độc dioxin, còn hầu như các loại cua khác vẫn an toàn. Khi mua cần lựa chọn những nguồn cung uy tín để đảm bảo cua được bắt ở môi trường không bị ô nhiễm.

Ăn hải sản mấy chục năm ai nghĩ đơn giản PHẦN MÀU VÀNG trong con cua biển là GẠCH đều sai hết rồi nhé!-5

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi chế biến và ăn cua để giúp cơ thể tránh được những sự cố không mong muốn:

- Ăn cua có chừng mực, tránh tiêu thụ quá mức.

- Sơ chế cua thật sạch bằng cách dùng bàn chải để chà sạch bùn trên vỏ, chân và càng.

- Nấu chín kỹ, bởi trong cơ thể cua chứa nhiều vi khuẩn và bùn đất nên nếu ăn không chín sẽ dễ bị đau bụng hoặc tiêu chảy.

- Nên ăn cua tươi sống, bởi cua chết thường có rất nhiều vi khuẩn sinh sôi nảy nở rồi xâm nhập vào phần thịt cua. Nếu ăn không hết, hãy bảo quản ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn cần phải đun lại.

- Không được uống trà và ăn quả hồng trong hoặc sau khi ăn cua bởi chúng gây kết tũa và lên men trong ruột làm cơ thể buồn nôn, đau bụng và đi ngoài.

- Những đối tượng cảm sốt, đau dạ dày, tiêu chảy, viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật… cần hạn chế ăn cua để tránh cho bệnh trầm trọng thêm.


THEO NHỊP SỐNG VIỆT

 
Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/an-hai-san-may-chuc-nam-ai-nghi-don-gian-phan-mau-vang-trong-con-cua-bien-la-gach-deu-sai-het-roi-nhe-22202076113620674.htm

cua biển


Con dâu về quê ở cữ, mẹ chồng kể công khắp họ phải 'nuôi con dâu, cháu nội'
Chồng đi làm xa, nên sau khi sinh con xong, tôi về quê nội ở cữ, dự định cũng chỉ ở đây 1 tháng rồi về nhà ngoại. Thế nhưng mới ở được 2 tuần, có người đến thăm mẹ chồng tôi đã kể lể phải cố kiếm tiền "nuôi con dâu" mới đẻ. Nghe xong tôi chỉ muốn bế con về thẳng nhà ngoại.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.