- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y hướng dẫn bài tập khi đi tiểu giúp phòng ung thư bàng quang
Viêm tiết niệu là bệnh thường gặp ở mọi người, có tới 18/1000 người mắc và việc điều trị phải tìm rõ ra nguyên nhân chứ không thể tự chữa.
Viêm tiết niệu là bệnh thường gặp ở mọi người, có tới 18/1000 người mắc và việc điều trị phải tìm rõ ra nguyên nhân chứ không thể tự chữa.
Khổ vì đi tiểu buốt
Chị Hoàng H. trú tại Hà Nội tâm sự chị hay bị viêm tiết niệu, Mỗi lần bị tới 1 tuần mới khỏi có khi chỉ do chị lười uống nước hoặc ăn đồ ăn quá nóng.
Mỗi lần bị đi tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới và thắt lưng, chị H lại vội vàng ra ngoài mua thuốc kháng sinh. Có những lúc kháng sinh này không khỏi chị lại đổi kháng sinh khác.
Chị H. kể, dịp tết vừa rồi, chị bị đau cả tháng mà uống thuốc không đỡ. Đi tiểu buốt cứ liên tục nửa tiếng 1 lần khiến chị đứng ngồi không yên, dù đã uống thêm trà râu ngô và các loại nước thanh nhiệt vẫn không thuyên giảm.
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đình Liên (Ảnh: Soha.vn)
Chỉ đến khi cảm giác đau tức bụng và thắt lưng, mỗi lần đi tiểu là buốt đến óc. Chị H. đi khám, bác sĩ cho biết chị bị sỏi tiết niệu. Do chị cứ tự ý đi mua thuốc uống mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến tình trạng bệnh cứ dai dẳng mấy năm nay.
Tới khám tại khoa sản Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chị Nguyễn Thu Tr. trú tại Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, chị đang mang thai tháng thứ 5 và từ khi mang thai thường xuyên bị đi tiểu buốt, tiểu rắt.
Chị Tr sử dụng các biện pháp như uống nước râu ngô, nước bông má đề nhưng vẫn không dứt. Chị lo ngại sẽ ảnh hưởng đến em bé nên đến bệnh viện khám.
Anh Nguyễn Mạnh Th. trú tại Hà Nam cũng tương tự. Anh Th mỗi năm vài lần anh bị viêm tiết niệu. Mỗi khi có dấu hiệu đi tiểu khó ra nhà thuốc kể bệnh và mua thuốc. Nhưng cứ hết thuốc 2 - 3 tháng sau bệnh lại tái phát.
Anh Th ngại đi viện vì nghĩ đó chỉ là viêm nhiễm bình thường, uống kháng sinh sẽ khỏi. Đến khi vợ động viên đi khám anh mới đến bệnh viện. Sau khi siêu âm và làm các xét nghiệm tế bào học bác sĩ chẩn đoán anh bị ung thư bàng quang. Anh Th lại có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm.
Không thể coi thường
Theo thạc sĩ Nguyễn Đình Liên – chuyên khoa Ngoại – Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh lý đường tiết niệu rất nguy hiểm, bệnh chia làm đường tiết niệu trên và dưới . Bệnh có thể gây viêm ở bể thận, niệu quản, sát bang quang, dưới bàng quang ra miệng sáo niệu đạo.
Có các biểu hiện lâm sàng khác nhau có thể chẩn đoán chính xác và bệnh nhân.
Thạc sĩ Liên cho biết biểu hiện lâm sàng điển hình đau thắt lưng, đau lan xuống thận kèm theo triệu chứng bài xuất nước tiểu như tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết.
Đi tiểu buốt có thể là triệu chứng ung thư.
Thạc sĩ Liên khuyến cáo khi có biểu hiện vậy nên gặp chuyên gia tiết niệu để khám và tư vấn. Bởi vì bệnh viêm tiết niệu lâu ngày rất nguy hiểm.
Viêm tiết niệu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và phải tìm được nguyên nhân mới điều trị được nên việc tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị chỉ làm lu mờ nguyên nhân ban đầu mà không điều trị dứt được.
Một nguyên nhân làm cho bệnh viêm đường tiết niệu tăng lên, thạc sĩ Liên cho biết vì đường tiết niệu nơi bài tiết nước tiểu ra ngoài, thận bài xuất độc tố qua nước tiểu ra ngoài vì môi trường dinh dưỡng nước uống của chúng ta đang bị ô nhiễm tăng nguy cơ gây bệnh lý đường tiết niệu làm cho tỷ lệ mắc đường tiết niệu tăng cao, càng ngày càng cao nữa.
Đối với phụ nữ mang thai khi bị viêm đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến em bé, tử cung tăng kích thước đè áp bàng quang gây rối loạn tiểu tiện ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân.
Có những bệnh nhân than vãn không thể chịu được gây căng thẳng lo âu ảnh hưởng tới thai nhi. Khi bị viêm tiết niệu, vi khuẩn vào máu gây nhiễm khuẩn có thể gây sảy thai, có những bệnh nhân đã phải bỏ thai để cứu mẹ.
Khi mang thai nếu bị viêm tiết niệu cần đến các chuyên khoa tiết niệu để được bác sĩ điều trị và tư vấn, bác sĩ sẽ chọn thuốc an toàn không ảnh hưởng tới thai nhi.
Với nam giới, viêm tiết niệu có thể gây viêm nhiễm ngược dòng gây tắc ống dẫn tinh hay những người bị rối loạn tiểu tiện gây stress hàng ngay ảnh hưởng tới tâm lý, giảm nhu cầu tình dục, gây trục trặc sinh lý.
Các phương pháp điều trị hiện đại tiên tiến trên thế giới có thể điều trị được những viên sỏi to, tán sỏi qua da, sỏi thận có thể dùng nội soi ống mềm để luồn lên thận tán sỏi, sinh thiết bằng dụng cụ ống mềm với u thỏi để hạn chế tổn thương chức năng thận.
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các biện pháp điều trị với các nguyên nhân khác nhau và kết hợp đông y, tây y và phục hồi chức năng. Đã đi tiểu phải đi tiểu hết, ban đêm hạn chế uống nước, đi tiểu hết trước khi ngủ.
Đi tiểu tốt phải luyện hô hấp tập thở, đi tiểu phải nhịn thở nên tiểu đêm hạn chế là sinh hoạt hợp lý, khống uống chất kích thích vào ban đêm.
Thạc sĩ Liên chia sẻ kinh nghiệm về tập cơ thắt đi tiểu tốt: khi đi tiểu 2 phút thì 30 giây đầu tiên ngừng thở 5 – 6 giây tập rặn để đóng mở cơ thận tốt hơn, giúp đi tiểu hết nước mà giảm viêm tiết niệu. Ngoài ra, mỗi người nhất là người hay bị viêm tiết niệu cần tập thể dục và tập các bài tập hô hấp.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe6 giờ trướcSau khi đi massage với mục đích giảm đau cổ vai gáy, nữ ca sĩ không may bị trật khớp cổ, nằm liệt giường và qua đời hôm 8/12. Bác sĩ trị liệu cho rằng, việc massage cổ vai gáy sai cách có thể dẫn đến tử vong
-
Sức khỏe7 giờ trướcMùi vị của loại củ này có thể khiến nhiều người e ngại, nhưng lợi ích sức khỏe mà nó mang lại đã được chứng minh.
-
Sức khỏe10 giờ trướcLoại trái cây quen thuộc này với vị chua ngọt thanh mát, không chỉ là món ăn giải khát được ưa chuộng mà còn là "kho báu" dinh dưỡng với vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe12 giờ trướcKhoai lang được ví như "thần dược mua đông" nhưng không phải ai cũng biết rằng thời điểm ăn khoai lang cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Vậy khi nào nên ăn khoai lang để đạt hiệu quả tối ưu?
-
Sức khỏe12 giờ trướcRau sống ngâm nước muối quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe; người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai không nên ăn loại thực phẩm này...
-
Sức khỏe15 giờ trướcChơi thể thao là cách rèn luyện sức khỏe, nhưng không ít trường hợp đột quỵ ngay trên sân tập, dưới đây là lưu ý khi tập luyện thể thao để tránh nguy cơ đột quỵ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTia bị đau đầu dữ dội nhưng 6 tháng sau, cô mới biết mình bị u não gây ra biến chứng mù mắt trái.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBên cạnh việc giữ ấm cơ thể và tập luyện thể dục đều đặn, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe trong mùa đông. Có một số loại thực phẩm, tuy ngon miệng nhưng lại không tốt cho sức khỏe trong mùa đông.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐêm trực ngày 7/12/2024, kíp trực cấp cứu tại khoa Cấp cứu Bệnh viện E tiếp nhận một người bệnh nam (16 tuổi ở Hà Nội) vào viện với vết thương ngực hở do bị đâm thấu tim.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThay vì điều trị tại bệnh viện, một số người mắc ung thư quyết định sử dụng thuốc nam, gây ra các biến chứng nguy hiểm, hết cơ hội sống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMới đây, một người mẹ đã chia sẻ câu chuyện con trai mình rơi vào tình trạng liệt giường sau khi ăn món xúc xích chứa quả óc chó.
-
Sức khỏe2 ngày trướcChuối xanh luộc là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích, vậy ăn chuối xanh luộc có tốt không?