Bác sĩ chỉ ra cách ngăn chặn đường lây lan của đậu mùa khỉ

Hiện bệnh đậu mùa khỉ được cho là lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, lây qua các vật dụng chứa mầm bệnh, lây từ động vật sang người…

Cùng ngày 3/10, sau khi Sở Y tế TP.HCM thông báo phát hiện trường hợp mắc đậu mùa khỉ đầu tiên, Bộ Y tế đã yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt, các bệnh viện rà soát cập nhật kế hoạch, kịch bản đáp ứng, diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí…

Với đặc thù mỗi ngày tiếp nhận từ 1.000 - 2.000 người tới khám các loại bệnh lý liên quan da liễu, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế, đặc biệt nhận biết triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ và khai thác yếu tố dịch tễ của người bệnh, là rất quan trọng.

Theo BS Bùi Quang Hào, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Da liễu Trung ương, hiện bệnh đậu mùa khỉ được cho là lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, lây qua các vật dụng chứa mầm bệnh, lây từ động vật sang người…

“Khi đã biết các đường lây truyền của bệnh, chúng ta có thể căn cứ vào đó để có các biện pháp phòng ngừa. Cụ thể, để tránh lây qua đường hô hấp, người dân cần đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, nên thường xuyên dùng khẩu trang, che miệng khi ho để không bắn phát tán giọt bắn ra môi trường không khí. Tránh lây qua tiếp xúc bằng cách đảm bảo tốt vệ sinh, nhất là vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng. Người dân ở những vùng nguy cơ cũng cần hạn chế đến nơi đông người”, BS Hào khuyến cáo.

Bác sĩ chỉ ra cách ngăn chặn đường lây lan của đậu mùa khỉ-1
BS Bùi Quang Hào, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Với những người có các triệu chứng nghi ngờ dù chưa biết có bị mắc đậu mùa khỉ hay không cũng nên hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh để tránh lây lan cho cộng đồng. Đặc biệt, người dân cũng nên đảm bảo dinh dưỡng thật tốt, tăng đề kháng cho cơ thể để phòng bệnh.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, người mắc đậu mùa khỉ thường có biểu hiện đau đầu, sốt, phát ban trên cơ thể, xuất hiện mụn nước, bọng nước sau đó là bọng mủ… Khi có các biểu hiện như trên, người dân cần theo dõi, đến cơ sở y tế chuyên khoa khám ngay để đảm bảo được điều trị sớm nhất nếu mắc bệnh, và tránh lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.

Với khâu sàng lọc ca mắc đậu mùa khỉ, BS Bùi Quang Hào cho biết: “Ngay từ khi có chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, bệnh viện đã phân công cho các phòng chức năng, ban lâm sàng, cận lâm sàng, Khoa khám bệnh… tập huấn cho cán bộ y tế, kỹ thuật viên, điều dưỡng, để có thể phát hiện sớm khi có trường hợp ca bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh viện đã triển khai tập huấn, đặc biệt cho các bác sĩ Khoa khám bệnh để khi xuất hiện bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng như: Có các bọng nước, bọng mủ trên cơ thể, nhất là với bệnh nhân có tiền sử đi về từ các vùng có dịch sẽ nhanh chóng được giám sát; với những ca chưa rõ ràng có thể cần hội chẩn với lãnh đạo bệnh viện để phối hợp các đơn vị chuyên khoa khác kịp thời xét nghiệm khẳng định chính xác ca bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp; phòng ngừa bệnh lây lan bệnh ra cộng đồng và nhân viên y tế”.

Trước đó, ngay từ khi chưa có ca bệnh xâm nhập, Bộ Y tế đã có yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có các cơ sở khám bệnh phụ khoa, da liễu, HIV/AIDS và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm ca bệnh. Đồng thời các đơn vị sẵn sàng truy vết, điều tra và quản lý ca bệnh, xử lý không để bệnh lây lan cộng đồng; nhất là các trường hợp có triệu chứng, tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

Bộ cũng yêu cầu các cơ sở y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh, đơn vị tiếp nhận phải cung cấp thông tin liên lạc công khai, thuận tiện để người dân dễ dàng tiếp cận khi cần khai báo, tư vấn.

Theo VOV

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vov.vn/xa-hoi/bac-si-chi-ra-cach-ngan-chan-duong-lay-lan-cua-dau-mua-khi-post975759.vov

bệnh đậu mùa khỉ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.