Bác sĩ Nhi giải thích vì sao đã chích ngừa cúm vẫn có khả năng mắc cúm nhưng vẫn nên tiêm chủng hàng năm

Có nhiều câu hỏi hay sự hiểu lầm về vắc xin cúm mùa làm mọi người ngần ngại trong việc đi chích ngừa cúm.

Có nhiều câu hỏi hay sự hiểu lầm về vắc xin cúm mùa làm mọi người ngần ngại trong việc đi chích ngừa cúm.

Virus cúm là gì?

Virus cúm mùa có 4 loại A, B, C, D, trong đó cúm A là quan trọng nhất vì có khả năng gây dịch lớn trong khi cúm B thường không gây dịch lớn. Cúm C thường gây triệu chứng nhẹ và không gây dịch lớn nên không được quan tâm. Cúm D chỉ gây bệnh trên động vật nên không được nói tới.

Cúm A được phân loại thành nhiều chủng nhỏ hơn dựa trên protein kháng nguyên bề mặt hemagglutinin (H) và neurominidase. Có 18 loại H (H1-18) và 11 loại N (N1-N11). Về lý thuyết có thể có 198 tổ hợp, nhưng chỉ có 131 loại cúm A được phát hiện trong tự nhiên.

Virus cúm hay gây bệnh nhiều vào mùa lạnh nên được gọi là cúm mùa.

Sự biến thiên vạn hóa của virus cúm

Sự khó khăn trong việc phòng ngừa cúm là khác với các virus khác, virus cúm có khả năng thay đổi cấu trúc di truyền không ngừng làm cơ thể không thể nhận dạng và đề kháng một cách hiệu quả. Virus cúm biến đổi theo 2 kiểu chính:

Bác sĩ Nhi giải thích vì sao đã chích ngừa cúm vẫn có khả năng mắc cúm nhưng vẫn nên tiêm chủng hàng năm-1
Cúm A có khả năng gây dịch lớn nhất (Ảnh minh họa).

Antigenic drift: là sự thay đổi hay đột biến gene làm cấu trúc kháng nguyên bề mặt có sự thay đổi nhỏ, nếu sự thay đổi không quá lớn thì cơ thể vẫn có thể nhận dạng và chống lại virus cúm mới này theo cơ chế phản ứng chéo (cross-reaction). Nếu sự thay đổi này kéo dài và tích tụ sẽ tạo thành một loại virus mới với cơ thể và cơ thể sẽ mất miễn dịch với virus mới.

Antigenic shift: đây là sự thay đổi lớn, đột ngột về cấu trúc di truyền tạo ra một loại virus cúm mới hoàn toàn với cơ thể. Một cơ chế thường gây ra hiện tượng này là virus cúm ở động vật đột biến và có khả năng lây lan sang người, và virus này hoàn toàn lạ lẫm với con người, cơ thể con người chưa hề có miễn dịch với nó nên lây lan cực nhanh gây ra dại dịch, ví dụ như dịch cúm chim H1N1 vào năm 2009. May mắn là loại này hiếm gặp.

Vì sao phải chích ngừa cúm mỗi năm?

Kháng thể chống virus cúm không tồn tại lâu như kháng thể virus khác, nên phải chích mỗi năm.

Virus cúm có khả năng thay đổi không ngừng và mỗi năm sẽ có chủng virus gây bệnh khác nhau làm vắc xin năm trước sẽ không còn hiệu quả trong năm tới, vì vậy năm nào cũng phải nghiên cứu sản xuất vắc xin mới chứ không xài cái cũ được.

Cách sản xuất vắc xin cúm - trò chơi phán đoán

Vắc xin cúm có thể là kháng 3 chủng (2A1B) hay kháng 4 chủng (2A2B).

Hàng trăm chủng virus cúm khác nhau, làm sao biết được nên sản xuất vắc xin nào kháng chủng nào?

Bác sĩ Nhi giải thích vì sao đã chích ngừa cúm vẫn có khả năng mắc cúm nhưng vẫn nên tiêm chủng hàng năm-2

Thông tin vể các loại virus cúm đang lưu hành được thu thập không ngừng suốt năm và chuyển về WHO. Mỗi năm WHO sẽ họp và đưa ra khuyến cáo mỗi nước nên sản xuất virus cúm có kháng với chủng virus cúm nào. Tuy nhiên quyền quyết định vẫn là do từng quốc gia.

Mỹ không dùng số liệu của WHO mà chủ yếu dùng số liệu của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ). Mỗi năm FDA sẽ đưa ra phán đoán các chủng cúm SẼ lưu hành trong mùa đông tới cho các công ty sản xuất vắc xin cúm kháng với các chủng trên.

Tóm lại, sản xuất virus cúm hoàn toàn là dựa vào sự phán đoán các chủng sẽ gây bệnh, cho nên cũng có phần hên xui, có năm đoán trúng, có năm cũng trật lất. Năm nay có vẻ đoán trúng vì tôi ít thấy bệnh nhân đã chích ngừa mà vẫn bị cúm, năm ngoái thì sự bảo vệ kém hơn, chích rổi mà vẫn bị cúm rất nhiều.

Bác sĩ Nhi giải thích vì sao đã chích ngừa cúm vẫn có khả năng mắc cúm nhưng vẫn nên tiêm chủng hàng năm-3
Chích ngừa xong khoảng 2 tuần mới có tác dụng bảo vệ, nên trong thời gian đó vẫn có thể bị cúm (Ảnh minh họa).

Tại sao chích ngừa rồi mà vẫn bị cúm?

Đây là lý do nhiều người không chịu đi chích ngừa cúm, có nhiều nguyên nhân giải thích cho chuyện này:

- Không phải cứ có triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, nhức đầu là bị cúm. Có hàng trăm virus khác gây triệu chứng giống như cúm quanh năm, chỉ có xét nghiệm mới biết chắc là cúm hay không? Đừng đổ thừa cho cúm.

- Chích ngừa xong khoảng 2 tuần mới có tác dụng bảo vệ, nên trong thời gian đó vẫn có thể bị cúm. Vì vậy nên chích ngừa cúm sớm vào tháng 9-10 chứ đừng đợi dịch cúm rầm rộ mới lo đi chích ngừa.

- Bạn có thể bị nhiễm chủng virus cúm khác với chủng trong vắc xin, nên vẫn có thể mắc cúm. Tuy nhiên điều may mắn là những người đã có chích ngừa cúm dù cho bị cúm thì thường cũng bị nhẹ hơn người chưa được chích ngừa.

- Một số trường hợp vắc xin kém hiệu quả như suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi, mắc bệnh sởi hay không rõ nguyên nhân (hiếm gặp).

- Trong vài trường hợp, vắc xin cúm có thể gây triệu chứng sốt nhẹ hay giống cúm nhưng không gây bệnh cúm, vắc xin cúm không chứa virus sống.

Bác sĩ Nhi giải thích vì sao đã chích ngừa cúm vẫn có khả năng mắc cúm nhưng vẫn nên tiêm chủng hàng năm-4
 

Lợi ích của vắc xin cúm

Chích virus cúm không có nghĩa là sẽ không bị cúm, tuy nhiên sẽ có các lợi ích sau:

- Vắc xin cúm làm giảm nguy cơ phải đi khám bác sĩ vì cúm 40-60%. Trong năm 2017-2018 ở Mỹ, cúm phòng ngừa được 6., triệu trường hợp, 3,2 triệu lượt thăm khám, 91k lượt nhập viện, 5700 cái chết vì cúm.

- Vắc xin cúm làm giảm khả năng phải vào khoa hồi sức 74-82%.

- Vắc xin cúm làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong đối với những người có bệnh mãn tính, đái tháo đường, bệnh tim, phổi, hen suyễn.

- Vắc xin cúm bảo vệ mẹ lúc mang thai và sau khi sinh, làm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong bào thai, và gián tiếp bảo vệ trẻ nhỏ sau sinh khi còn quá nhỏ để chích ngừa cúm.

Bác sĩ Nhi giải thích vì sao đã chích ngừa cúm vẫn có khả năng mắc cúm nhưng vẫn nên tiêm chủng hàng năm-5
Vắc xin cúm bảo vệ mẹ lúc mang thai và sau khi sinh (Ảnh minh họa).

- Vắc xin cúm làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em.

- Vắc xin cúm giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh cúm và giảm 59% khả năng nhập viện, bệnh nặng phải vào hồi sức.

Tóm lại cho dù vắc xin cúm không bảo vệ hoàn toàn chúng ta trước bệnh cúm, tuy nhiên vẫn có nhiều lợi ích kể trên. Chích ngừa cúm rẻ, hiệu quả, đơn giản hơn nhiều so với phải mắc bệnh, điều trị, phải nghỉ việc,…

Mũi vắc xin còn rẻ hơn một viên Tamiflu, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Nhớ là chích sớm trước khi có dịch nhé.

Theo Helino

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/bac-si-nhi-giai-thich-vi-sao-da-chich-ngua-cum-van-co-kha-nang-mac-cum-nhung-van-nen-tiem-chung-hang-nam-222019301215313580.htm

dịch cúm

Bệnh cúm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.