- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ nhi khoa hướng dẫn cha mẹ 3 phương pháp dự đoán chiều cao của con trong tương lai
"Con mình sẽ cao, thấp hay trung bình?" là câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ đặt ra, vì cha mẹ nào cũng tò mò muốn biết chiều cao của trẻ trong tương lai.
- Câu chuyện lỡ tay đánh chết con và bài học xương máu dành cho cha mẹ
- Cha mẹ Hà Lan chia sẻ 13 bí quyết trẻ con quốc gia này hạnh phúc hơn hẳn nơi khác, điều số 4 nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục!
- Khi con nói "Mẹ ơi, con không muốn học", đây sẽ là câu trả lời của cha mẹ có thể thay đổi cuộc đời con
"Con mình sẽ cao, thấp hay trung bình?" là câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ đặt ra, vì cha mẹ nào cũng tò mò muốn biết chiều cao của trẻ trong tương lai.
Nhưng theo bác sĩ Vincent Iannelli, phó giáo sư nhi khoa tại Đại học Y khoa Tây Nam Texas ở Dallas (Mỹ) thì cha mẹ có thể sử dụng 3 phương pháp để dự tính chiều cao của trẻ trong tương lai.
1. Phương pháp nhân đôi chiều cao
Phương pháp này rất đơn giản, cha mẹ chỉ cần đợi khi trẻ được tròn 2 tuổi thì đo chiều cao của chúng và nhân đôi chiều cao đó lên. Vậy là bạn đã có con số chiều cao trong tương lai của trẻ một cách tương đối rồi đấy.
Nhân đôi chiều cao đo được của bé khi 2 tuổi là cách cha mẹ dự đoán chiều cao khi trưởng thành của con mình (Ảnh minh họa).
Ví dụ: nếu con gái bạn cao 83cm khi bé 2 tuổi, thì có thể bé sẽ cao khoảng 166cm mét khi trưởng thành.
Cách tính là: 83 x 2 = 166cm.
Ngoài ra, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng con gái thường phát triển nhanh hơn con trai. Do đó, bạn có thể có được con số dự đoán chính xác hơn cho con gái mình bằng cách sử dụng chiều cao của cô bé lúc 18 tháng.
2. Phương pháp đường cong
Phương pháp đường cong là một phương pháp rất dễ để cha mẹ dự đoán được chiều cao tiềm năng của con mình. Phương pháp này dựa vào các biểu đồ chiều cao tiêu chuẩn được các bác sĩ nhi khoa sử dụng để theo dõi sự phát triển của trẻ.

Biểu đồ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của Bé Gái từ 2 - 20 tuổi được cung cấp bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

Biểu đồ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của Bé Trai từ 2 - 20 tuổi được cung cấp bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Hiện tại, các biểu đồ tăng trưởng cho trẻ em ở Hoa Kỳ được cung cấp từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Bạn sẽ sử dụng biểu đồ chiều cao theo tuổi cho riêng bé trai và bé gái.
Nếu đường phát triển chiều cao của trẻ ổn định thì bạn có thể dựa vào đường đó để dự báo khá chính xác chiều cao trong tương lai của bé
3. Phương pháp dựa trên chiều cao của cha mẹ
Trong tất cả các phương pháp dự đoán chiều cao, đây có lẽ là cách tính chính xác nhất, bởi nó dựa trên chiều cao trung bình của cha mẹ. Đây được gọi là phương pháp tính chiều cao giữa cha và mẹ hoặc phương pháp Tanner.

Dựa vào chiều cao thực tế của cha và mẹ, bạn có thể dự đoán được chiều cao trong tương lai của trẻ (Ảnh minh họa).
Để dự đoán chiều cao của trẻ bằng phương pháp này, cha mẹ chỉ cần:
- Ghi lại chiều cao thực tế của mẹ.
- Ghi lại chiều cao thực tế của cha.
- Tính theo công thức:
* Chiều cao trưởng thành của bé trai khi lớn (cm) = (chiều cao bố + chiều cao mẹ) ÷ 2 + 6,5
* Chiều cao trưởng thành của bé gái khi lớn (cm) = (chiều cao bố + chiều cao của mẹ) ÷ 2 – 6,5
Ví dụ: nếu bố cao 170cm và mẹ cao 160cm thì chiều cao trong tương lai của con sẽ là:
* Con trai: (170 + 160) ÷ 2 + 6,5 = 171,5cm
* Con gái: (170 + 160) ÷ 2 – 6,5 = 158,5cm
Công thức tính chiều cao dựa trên phương pháp di truyền này có thể có sai số là từ 5 đến 10cm.
Mặc dù không có công thức dự đoán chiều cao nào chính xác 100%, nhưng đây là những cách thú vị để cha mẹ thử đánh giá xem con bạn có thể cao bao nhiêu khi trưởng thành.
Theo Nhịp sống việt
- Sức khỏe4 giờ trướcThận hư, thận yếu có thể khiến sức khỏe của bạn sa sút cả thể chất lẫn tinh thần. Đây là những triệu chứng rất dễ bị bỏ qua, khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe7 giờ trướcBản tin 6h ngày 3/3 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay tại Bình Dương và Kiên Giang.
- Sức khỏe18 giờ trướcTrong tất cả các bộ phận cơ thể, phổi là cơ quan có khả năng tự vệ và đề kháng kém nhất, chính vì thế, phổi cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Làm sạch phổi là việc quan trọng.
- Sức khỏe21 giờ trướcCác chuyên gia Anh lần đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa một căn bệnh về da bí ẩn (có vẻ giống bệnh Kawasaki) và Covid-19 ở trẻ em sau khi xảy ra tình trạng gia tăng các ca chăm sóc đặc biệt vào tháng 4 năm ngoái.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe23 giờ trướcBên cạnh danh sách ngày càng mở rộng về các triệu chứng từ nhẹ đến nặng của COVID-19, các chuyên gia đã liệt kê ra 6 biến chứng y khoa lâu dài liên quan đến virus nguy hiểm này.
- Sức khỏe23 giờ trướcBé trai 6 tuổi đau bụng 3 ngày, ói nhiều, không đi cầu được kèm bụng trướng hơi... phải nhập viện cấp cứu và phát hiện dị vật bất ngờ trong bụng.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcSở Y tế Hà Nội cho biết tính đến sáng 2/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận ca 1 ca tái dương tính sau ra viện.
- Bé gái thoát chết kỳ diệu khi rơi từ tầng 12 xuốngSức khỏe1 ngày trướcSau khi nhập viện bé gái ở Hà Nội được thăm khám và hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
- Sức khỏe1 ngày trướcQuá mệt mỏi sau một ngày làm việc dài khiến nam thanh niên làm khuôn kẽm siết chặt cổ tay. Khi nhập viện cấp cứu, các bác sĩ xác định bàn tay bệnh nhân đã mất đi chức năng vận động và cảm giác, bị dập nát các gân cơ duỗi ngón tay.