- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ ung thư cảnh báo về thông tin 'hóa xạ trị rồi cũng tử vong'
Nhiều bệnh nhân ung thư từ chối cơ hội phẫu thuật, hóa xạ trị để theo các bài thuốc lá hoặc phương pháp truyền miệng. Khi quay trở lại với bác sĩ, ung thư đã ở giai đoạn muộn.
Thông tin trên được bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, chia sẻ với báo chí tại Hội nghị khoa học kỹ thuật 2023 diễn ra ngày 12/5.
Theo bác sĩ Thịnh, mạng xã hội có rất nhiều thông tin về bệnh ung thư. Bên cạnh các kiến thức hữu ích cho người bệnh từ cơ quan y tế, cũng có thông tin truyền miệng về các phương pháp điều trị không chính thống.
Bác sĩ Thịnh dẫn chứng lời khuyên "bệnh nhân ung thư hóa xạ trị rồi cũng chết" là hoàn toàn không đúng. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Nếu ung thư phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Ví dụ, người bệnh ung thư vú hay ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 có tỷ lệ sống trên 5 năm từ 85-90% nếu điều trị đúng và kịp thời.
Một bệnh nhân phải cấp cứu sau một tháng uống thuốc bắc chữa ung thư đại tràng. Ảnh: GL
.
Trong trường hợp bệnh ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, không điều trị đặc hiệu được nữa, bác sĩ sẽ đồng hành cùng bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời bằng chăm sóc giảm nhẹ. Các phương pháp dân gian truyền miệng như uống lá đu đủ, thuốc gia truyền... hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có ích gì cho người bệnh.
"Rất nhiều bệnh nhân ung thư không điều trị ngay, nghe theo lời hướng dẫn trên mạng dùng lá này thuốc kia và không hiệu quả. Đến khi quay lại viện, bệnh đã ở giai đoạn quá muộn, khó kiểm soát. Chính vì vậy, người bệnh cần phải tin tưởng và nghe theo lời khuyên từ các bác sĩ, các bệnh viện có chuyên môn, có năng lực", bác sĩ Thịnh bày tỏ.
Tượng tự, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho hay cơ hội vàng để cứu sống bệnh nhân ung thư là ngay khi phát hiện bệnh và điều trị đúng quy cách. Người bệnh có thể được phẫu thuật triệt căn hoặc kết hợp các phương pháp hóa, xạ trị.
Theo bác sĩ Tiến, hiện nay, điều trị ung thư đã có những bước tiến đáng kể. Với ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, các bác sĩ sẽ phẫu thuật bảo tồn cho người bệnh. Bệnh nhân được cắt cổ tử cung, nối tử cung vào âm đạo, giữ được buồng tử cung và buồng trứng. Trong số 20 ca được phẫu thuật bảo tồn, một bệnh nhân đã có thai và sinh con thành công.
Đó là một phụ nữ 37 tuổi, bị ung thư cổ tử cung xâm lấn giai đoạn IA1. Sau phẫu thuật 6 tháng, bệnh nhân mang thai. Bé trai sinh ra khỏe mạnh, cân nặng 2,1kg. Đến nay, bệnh nhân chưa ghi nhận tái phát và bé trai phát triển bình thường.
Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Ung bướu 2023 Ngày 12/5, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM diễn ra Hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2023 với sự góp mặt của các chuyên gia từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ... và quốc tế. Nội dung hội thảo bao gồm các phiên toàn thể, phiên chuyên đề về ung thư tổng quát, nội khoa và phẫu thuật, cung cấp những kiến thức y học tiến bộ và kinh nghiệm thực tiễn về nhiều lĩnh vực chuyên ngành ung thư. Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 được xây dựng với quy mô 1.000 giường và mức đầu tư 5.800 tỷ đồng, khánh thành một phần vào tháng 10/2020 sau nhiều lần trì hoãn. Bệnh viện được khánh thành chính thức vào tháng 4/2023. |
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe9 giờ trướcTỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Không chỉ giúp các món ăn thêm thơm ngon, ăn tỏi sống hàng ngày có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTỏi là gia vị rất quen thuộc trong căn bếp, khi ngâm nó cùng mật ong sẽ tạo nên dung dịch nhiều công dụng cho sức khỏe nếu bạn dùng đúng cách.
-
Sức khỏe12 giờ trướcBệnh nhân mắc cúm A bị biến chứng nặng có tiền sử bệnh tiểu đường (đái tháo đường), tăng huyết áp, suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính.
-
Sức khỏe18 giờ trướcĐây là ca thứ 6 mắc bệnh ho gà được ghi nhận tại huyện Bù Đăng, trong đó có 2 ca tử vong, 4 ca đã khỏi bệnh
-
Sức khỏe18 giờ trướcDù rất dễ mua, giá rẻ, cũng dễ tự trồng nhưng 3 thực phẩm này lại là “vũ khí đắc lực” giúp chúng ta chống lại bệnh mỡ máu, tim mạch.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVới hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào, protein chất lượng cao, vitamin và khoáng chất, cá hồi giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cực tốt cho bệnh thận.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐậu phộng (lạc) là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của người Việt, nhưng không phải ai cũng ăn được loại thực phẩm này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCúm chỉ là cảm lạnh nặng, không có triệu chứng cúm thì không lây bệnh, kháng sinh là thuốc trị cúm... Đó là những hiểu nhầm về bệnh cúm của không ít người, mặc dù trong thời gian gần đây, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã ‘ngập tràn’ thông tin về căn bệnh cúm mùa.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột số sai lầm khi tập thể dục có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Trường hợp của người đàn ông ở Phúc Kiến, Trung Quốc dưới đây là ví dụ điển hình.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTỏi sống là món ăn yêu thích của nhiều người, vậy ăn 2 tép tỏi sống mỗi ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe2 ngày trướcChạy bộ là hoạt động thể dục tốt cho sức khoẻ nhưng không phù hợp với tất cả, dưới đây là những người không nên chạy bộ.
-
Sức khỏe2 ngày trướcThức uống từ củ gừng và chanh tươi được nhiều người yêu thích, vậy uống nước chanh gừng tươi có tác dụng gì?