- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ Việt ở Mĩ: Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu - tưởng là chuyện nhỏ mà hậu quả không nhỏ!
Nghiên cứu mới nhất cho thấy trẻ bị bệnh đầu bẹp lúc nhỏ có điểm về nhận thức, tư duy và trí nhớ kém hơn các trẻ không bị bệnh đầu bẹp.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy trẻ bị bệnh đầu bẹp lúc nhỏ có điểm về nhận thức, tư duy và trí nhớ kém hơn các trẻ không bị bệnh đầu bẹp. Đồng thời trẻ sơ sinh bị bẹp đầu khi lớn lên cũng có kết quả học tập kém hơn các trẻ không mắc bệnh.
Lần rồi về Việt Nam thấy thằng cháu có cái đầu dẹp lép như con cá trê quá tội, mà nó lớn rồi nên tôi không còn làm gì được. Hôm nay ở Mỹ thì khám một ca hội chứng khớp thái dương hàm (Temperomandibular Joint Syndrome TMJ) khá nặng. Cô gái xinh xắn 16 tuổi mà hàm dưới mở nửa đường thì kẹt, nói, nhai hay ngáp đều đau đớn. Coi kỹ thì thấy cô này đầu có hình dạng bất thường, xương mặt và mắt bên lớn bên nhỏ. Lại thêm một trường hợp đầu bẹp không được chữa trị đúng và kịp thời.
Bệnh trẻ sơ sinh bị bẹp đầu dễ phòng ngừa và có thể điều trị, hơn nữa gần đây cách trị liệu có nhiều kỹ thuật mới cải tiến chứ không như ngày xưa. Nên các mẹ nhớ lưu ý, đừng để con lớn lên có cái đầu dẹp lép thì tội nghiệp nó lắm.
Bệnh đầu bẹp là gì?
Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ từ sơ sinh tới 6 tháng tuổi khi xương sọ đang phát triển và còn rất mềm, do xương sọ bị tác động ngoại lực đè ép kéo dài, thường là phía sau đầu do nằm ngửa lâu kéo dài, khiến xương sọ vùng đó bị dẹp, phẳng, đồng thời xương sọ bị ép phải phát triển ngược lại về hướng không bị ngoại lực. Cuối cùng làm cho sọ phát triển dị dạng bất thường, dẫn tới dị dạng mặt và các phần khác của xương đầu.
Bệnh có hai dạng chính:
Plagiocephaly: đầu lép phía sau ở một bên, làm cho xương sọ phát triển về phía trước của bên đó.
Bradycephaly: toàn bộ phía sau bị lép, phía sau đầu sẽ phẳng lì, giống như hình chữ nhật.
Còn có thêm loại kết hợp đặc điểm của hai loại trên.
Hai dạng chính của bệnh đầu bẹp ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân khiến đầu bẹp
Hầu hết do nằm nhiều ở một tư thế cố định. Trẻ sơ sinh nằm ngửa suốt ngày, xương sọ mềm, nên sẽ bị bẹp phía sau (bradycephaly). Nếu chỉ xoay đầu sang một bên do tư thế hay do vẹo cổ (torticollis) sẽ làm bẹp một bên phía sau gây plagiocephaly.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Tư thế trong tử cung: khung chậu hẹp, u bướu, mang thai nhiều con cùng một lúc dễ làm xương sọ biến dạng.
- Sinh non: nhiều bệnh nằm lâu, sọ mềm.
- Các tác động bên ngoài khác như ghế an toàn, ghế xích đu,…
Bệnh đầu bẹp có hay gặp không?
Bệnh rất phổ biến từ sau khuyến cáo phòng ngừa SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh) của AAP năm 1992 khuyên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ. Trước đó cứ 300 bé có một bé mắc bệnh này, sau đó thì 10 bé có 1 bé mắc bệnh. Ở Việt Nam có thể còn cao hơn rất nhiều do chưa được chú ý hay hướng dẫn.
Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu gây tác hại gì?
Nếu bị nhẹ thì không có tác hại gì đang kể ngoài có cái đầu hơi méo méo chút, sau này lớn chỉ đổi kiểu tóc là ổn. Nếu nặng thì có nhiều tác hại về lâu dài ảnh hưởng cuộc sống khi bé lớn.
Đừng tưởng chỉ có cái đầu dị dạng chút thôi không có gì nghiêm trọng. Khi xương sọ dị dạng đủ nhiều, sẽ làm dịch chuyển các cấu trúc của nền sọ. Hãy tưởng tượng cả cái đầu là cái nhà của bạn, nền sọ như là cái móng nhà, xương sọ là cái khung nhà, khuôn mặt là mặt tiền nhà, còn hàm dưới như cửa lớn của cái nhà. Nếu cái móng nhà méo mó, dị dạng thì các cấu trúc xây trên nó sẽ như thế nào?
Khi xương sọ dị dạng đủ nhiều, sẽ làm dịch chuyển các cấu trúc của nền sọ.
Cái đầu thì méo xẹo, tóc kiểu nào cũng xấu, không lẽ đội mũ tối ngày. Dung nhan sẽ tổn hại vô cùng, tai thì bên cao bên thấp, bên lớn bên nhỏ, mắt và mặt cũng bên lớn bên nhỏ, mũi thì vẹo. Cái "cửa nhà" thì đóng không khớp, mỗi lần mở ra đóng vô là nó rên rỉ (bệnh khớp thái dương hàm). Khớp cắn thì lệch, hàm dưới thì trề ra ngoài, dễ đổ thuốc. Chết thì không chết nhưng đau khổ kéo dài vô cùng. Tới lúc này thì chỉ còn nước oán trách cha mẹ với bác sĩ nhi của mình mà thôi.
Nghiên cứu mới nhất của Seattle Children's Craniofacial Center cho thấy trẻ bị bệnh đầu bẹp lúc nhỏ có điểm về nhận thức, tư duy và trí nhớ kém hơn các trẻ không bị bệnh đầu bẹp. Đồng thời trẻ có bệnh đầu bẹp cũng có kết quả học tập kém hơn các trẻ không mắc bệnh. Như vậy bệnh này không chỉ làm xấu xí mà còn ảnh hưởng tới não bộ nữa nha các mẹ.
Có thể phòng ngừa bệnh đầu bẹp cho con như thế nào?
Với bác sĩ Nhi:
PHẢI HƯỚNG DẪN cha mẹ chăm sóc đầu từ lần khám đầu tiên, tiếp tục theo dõi trong các lần khám tiếp theo 2-4-6 tháng nhằm phát hiện sớm, tiếp tục hướng dẫn và điều trị kịp thời.
Với cha mẹ:
Đã biết đầu bẹp là do nằm nhiều thì cha mẹ phải siêng năng thay đổi tư thế bé, tăng thời gian nằm sấp CÓ GIÁM SÁT (vì trẻ dưới 4 tháng đầu còn yếu và chưa xoay trở được sẽ có nguy cơ bị ngạt nếu nằm sấp.)
Có người bảo cho nằm gối mềm. Xin thưa là Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo nằm ngửa và trên mặt phẳng tương đối cứng, không có gối hay miếng lót xung quanh vì tăng nguy cơ đột tử.
Tăng thời gian nằm sấp (tummy time) bằng nhiều cách tùy theo lứa tuổi:
- Từ 0-2 tháng, cơ cổ còn yếu, cho bé nằm sấp trên ngực, vừa tăng tình cảm vừa ngừa đầu dẹp. Cổ cứng hơn chút thì cho nằm sấp, ấn nhẹ vùng hông cho bé tập nâng đầu.
- Từ 3-6 tháng, cho bé nằm sấp chơi nhiều hơn, dùng gương, đồ chơi dụ cho bé nâng đầu và rướn người vể trước.
- 6-9 tháng, các bố ít đi nhậu lại mà về chơi tàu lượn, xích đu tiên với con, bé sẽ mau biết bò hơn.
Còn trẻ bị vẹo cổ (Torticolis) hay có xu hướng chỉ trở đầu qua một bên thì sao? Cũng dễ thôi. Trẻ sơ sinh vẹo cổ là do cơ vùng cổ ngắn hơn ở một bên và co kéo về bên đó nhiều hơn, bây giờ phải tìm mọi cách cho trẻ xoay đầu sang bên kia nhiều hơn.
Ví dụ như trẻ luôn xoay đầu sang trái thì:
- Đổi tay cho bú, lót tay dưới cổ bên phải để bé nghiêng cổ về bên phải.
- Khi bé nằm trong nôi hay giường, xoay tư thế sao cho bé phải xoay đầu sang phải để tìm mẹ.
- Luôn bắt đầu chạm vào bé từ phía bên phải, để bé xoay đầu sang phải.
- Bế bé ở tư thế xoay mặt ra ngoài, để bé tò mò mà xoay đầu theo mọi hướng.
- Nếu bé vẹo cổ thì tập vật lý trị liệu cơ cổ với liệu pháp cằm-vai và tai-vai (chin-shoulder và ear-shoulder), mỗi đợt 10-15 lần, 5-6 đợt một ngày.
Cằm-vai; một tay giữ vai trái, tay kia từ từ xoay nhẹ đầu sang phải cho đến khi cằm đụng vai phải, giữ 10-15 giây thì buông ra. Lặp lại 10 lần, mỗi ngày làm 5-6 đợt như vậy (xem hình).
Tai-vai: một tay giữ vai trái, tay kia đẩy nghiêng đầu sang phải cho đến khi tai phải chạm vai phải, thời gian và tần suất tương tự như cằm-vai.
Điều trị bẹp đầu cho trẻ như thế nào?
Não bộ và xương sọ phát triển nhanh nhất trong 6 tháng đầu đời, sau đó chậm lại cho đến 18 tháng thì các khớp nối xương sọ hoàn toàn dính liền với nhau và xương sọ định hình vĩnh viễn. Do đó THỜI GIAN VÀNG để bắt đầu điều trị là 4-6 tháng tuổi. Cho tới 12 tháng tuổi thì hiệu quả điều trị sẽ giảm nhưng vẫn cho kết quả tốt. Sau 12 tháng hiệu quả giảm dần, tới 18 tháng tuổi thì đành chấp nhận thương đau.
Trường hợp vừa và nặng, trẻ được cho đeo một cái mũ helmet đặc biệt suốt ngày đêm ngoại trừ lúc tắm cho đến khi đầu tròn trở lại.
Ngày xưa, cái mũ này làm theo kiểu one size-fit-all (chỉ một cỡ duy nhất) nên hiệu quả có hạn chế vì đó là điều trị thụ động. Khoảng 15 năm trở lại đây, công ty Cranial Technology của Mỹ và nhiều nơi khác đã phát triển một phương pháp điều trị mới dựa trên kỹ thuật mới gọi là Digital Surface Imaging. Họ dùng một cái máy camera lớn như cái máy CT scan có thể chụp 360 tấm hình trong một phút. Máy sẽ chụp rất nhiều hình của đầu bé, sau đó các hình ảnh được sử dụng để tạo một hình 3D của đầu bé, giống y hệt như đầu của bé từ kích thước đến cấu trúc. Từ hình ảnh này, họ sẽ làm ra một cái mũ gọi là DOC band, vừa khít với đầu của TỪNG BÉ. Mũ sẽ được thiết kế sao cho tạo nhiều áp lực lên vùng bị lồi ra và ít áp lực lên vùng lõm. Bằng cách đó, họ "bắt buộc" xương sọ và nền sọ phải phát triển theo hướng ngược lại cho đến khi đầu tròn trở lại. Bé sẽ được theo dõi mỗi tuần một lần để điều chỉnh mũ cho phù hợp.
Xin chú ý là hiện nay ở Việt Nam bệnh này còn chưa được chú ý đúng mức và chưa có các phương pháp điều trị được kể phía trên. Nên hiệu quả nhất vẫn là PHÒNG NGỪA, nếu lỡ bị thì vẫn áp dụng các biện pháp được nêu trong bài sẽ cải thiện một phần, hoặc có thể tìm những loại mũ đơn giản.
Quá trình điều trị mất 3-9 tháng tùy mức độ nặng nhẹ và thời điểm bắt đầu.
Con mình đẻ ra đẹp trai đẹp gái, ráng mà chăm sóc phòng ngừa đầu dẹp nha các ba mẹ.
Chúc mọi người nuôi con thành công và đừng bao giờ để các em bé sơ sinh bị bẹp đầu!
Theo Helino
-
Sức khỏe8 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe12 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe13 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe17 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe17 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe19 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe20 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.