- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bài kiểm tra sức khỏe đơn giản bạn có thể tự làm tại nhà để biết mình có bị 9 bệnh này hay không
Dưới đây là tập hợp một loạt các thử nghiệm đơn giản mà bạn có thể tự làm tại nhà để dự đoán nguy cơ phát triển một số bệnh và đánh giá xem mình có cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay không.
Để chăm sóc sức khỏe tốt, bạn nên khám sức khỏe đầy đủ ít nhất 1 lần/năm. Tuy nhiên, trong thời gian giữa các lần đi khám, bạn cũng cần phải chú bạn cũng nên coi chừng sức khỏe của mình. Phát hiện sớm nhưng bất thường của cơ thể là điều vô cùng quan trọng vì nó giúp bạn đánh giá được tình trạng sức khỏe của mình và đi khám kịp thời, ngay cả trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nếu không may bị bệnh nghiêm trọng, cơ hội chữa khỏi bệnh cũng sẽ cao hơn rất nhiều
Dưới đây là tập hợp một loạt các thử nghiệm đơn giản mà bạn có thể tự làm tại nhà để kiểm tra sức khỏe xem mình có cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay không.
1. Kiểm tra bệnh tim và phổi
Làm cho các ngón tay của bạn có hình chữ J lộn ngược và đặt móng tay của bạn vào nhau. Bạn có thấy một "viên kim cương" (khoảng trống) nhỏ giữa chúng không? Nếu có thì thật tuyệt vời, điều này có nghĩa là tim và mạch của bạn hoàn toàn khỏe mạnh.
Theo thông tin trên trang Mayoclinic.org, nếu không có khoảng trống giữa móng tay của bạn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh. Móng tay trở nên dày hơn đồng nghĩa với việc máu không có đủ oxy. Thiếu oxy có thể được gây ra bởi nhiều lý do, ví dụ như bệnh tim mạch, vấn đề về phổi và các vấn đề về đường tiêu hóa.
2. Kiểm tra nguy cơ đột quỵ và mất trí nhớ
Bạn sẽ cần một máy đếm thời gian cho bài kiểm tra này. Nâng chân của bạn lên sao cho hông song song với sàn và bắt đầu bấm giờ.
Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Stroke của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nếu bạn có thể đứng như thế này trong 20 giây trở lên, điều đó có nghĩa là bạn có ít rủi ro bị đột quỵ hoặc phát triển chứng mất trí nhớ. Ngược lại, nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì thăng bằng trên một chân, nó có thể chỉ ra vấn đề với các mạch não, có nguy cơ mắc bệnh não và suy giảm nhận thức.
3. Kiểm tra nguy cơ thiếu máu
Khi đứng trước gương, kéo mí mắt dưới của bạn xuống. Nếu thấy trong mắt là màu hồng thì mọi thứ đều ổn. Còn nếu bạn bị thiếu máu, màu sắc trong mí mắt có thể là màu hồng nhạt hoặc thậm chí là màu vàng.
Thiếu máu là do thiếu huyết sắc tố và nó chỉ ra rằng các cơ và mô trong cơ thể không được nhận đủ oxy cũng như không thể hoạt động ở mức 100%. Nếu bạn nhận thấy mình có biểu hiện xanh xao, nhanh chóng mệt mỏi hoặc thở nặng nề thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
4. Kiểm tra nguy cơ mất cân bằng nội tiết tố và thiếu các nguyên tố vi lượng
Rụng tóc là một quá trình tự nhiên. Theo các bác sĩ của Học viện Da liễu Hoa Kỳ, chúng ta mất từ 50-100 sợi tóc mỗi ngày. Điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng. Nhưng để biết khi nào nó phải lo lắng, bạn có thể làm một bài kiểm tra đơn giản như dưới đây.
Khi tóc khô và sạch, lấy một lọn tóc nhỏ và kéo, không kéo quá mạnh. Nếu bạn chỉ có khoảng 2-3 sợi tóc trên tay thì nó hoàn toàn bình thường. Còn nếu bạn thấy rụng tóc nhiều hơn thì nên đến gặp bác sĩ.
Có thể có rất nhiều lý do khiến bạn rụng tóc, chẳng hạn như căng thẳng, vệ sinh kém hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tóc thường trở nên mỏng do mất cân bằng nội tiết tố hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Bởi vậy, bạn đừng bao giờ bỏ qua những triệu chứng này.
5. Kiểm tra nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay
Thử nghiệm này có thể phát hiện một vấn đề rất phổ biến của nhân viên văn phòng, nghệ sĩ và người hay đi xe đạp - hội chứng ống cổ tay.
Nâng hai tay lên để cẳng tay song song với khuôn mặt của bạn. Cố gắng để cho các đầu ngón tay chạm vào lòng bàn tay. Nếu bạn có thể làm điều này trong 1-2 phút, bạn vẫn ổn. Nhưng nếu bạn bị ngứa ran, tê hoặc đau ở cổ tay hoặc ngón tay, đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay.
Theo Học viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, hội chứng ống cổ tay xuất hiện khi các mô lân cận đè vào dây thần kinh giữa. Cơn đau và tê sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị đúng cách.
6. Kiểm tra nguy cơ bị bệnh tiểu đường
Để làm bài kiểm tra này, bạn cần người giúp đỡ. Yêu cầu đối tác lấy một cây bút chì với một cục tẩy. Để chúng chạm vào bàn chân và ngón chân của bạn bằng đầu nhọn của bút chì và sau đó bằng cục tẩy. Bạn có thể biết được khi nào thì là đầu bút chì và khi nào thì là đầu tẩy chạm vào chân không?
Nếu bạn không cảm nhận đầy đủ cảm giác, điều đó có nghĩa là các đầu dây thần kinh trên bàn chân của bạn không thực hiện đúng chức năng. Độ nhạy cảm của chân thấp có thể là một chỉ số cảnh báo bệnh tiểu đường.
7. Kiểm tra vấn đề về động mạch
Trong khi nằm trên sàn, đặt chân lên tường với một góc 45 độ và giữ chúng trong vài phút. Bây giờ, đánh giá màu sắc của bàn chân của bạn. Nếu bàn chân và ngón chân thực sự nhợt nhạt (gần như trắng) thì cho thấy tình trạng lưu thông máu rất xấu. Sự thay đổi màu sắc có thể được nhìn thấy ở cả 2 chân hoặc chỉ trong 1 chân.
Động mạch ngoại biên đưa máu đến các chi. Và khi các động mạch bị tắc nghẽn, các cơ không nhận đủ oxy. Lúc này, các triệu chứng khó chịu như tê, đau và những thứ khác có thể xuất hiện. Tình trạng này được gọi là bệnh động mạch ngoại biên (PAD) và khó có thể nhận thấy các triệu chứng lúc đầu. Nếu không được điều trị, PAD có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
8. Kiểm tra khả năng nghe
Để làm bài kiểm tra này, bạn cần ở trong một căn phòng yên tĩnh. Đưa tay sát tai và xoa hai ngón tay vào nhau. Bạn có nghe thấy âm thanh không? Sau đó, đưa tay ra xa tai nhất có thể và chà hai ngón tay lại với nhau. Bạn vẫn có thể nghe thấy âm thanh chứ?
Nếu cả 2 câu trả lời đều là "có" thì xin chúc mừng, khả năng nghe của bạn là ổn. Đừng quên làm điều tương tự với tai kia nhé.
9. Kiểm tra nguy cơ phát triển bệnh tim mạch
Để làm bài kiểm tra này, bạn sẽ phải leo lên thang bộ (8-12 bước) trong khi miệng vẫn hát một bài hát hoặc nói chuyện điện thoại hay đọc một cái gì đó. Điều quan trọng nhất là bạn cần nói chuyện trong khi lên thang. Nếu bạn cảm thấy tim mình đập thình thịch và bạn có thể thở tốt, điều đó có nghĩa là hệ thống tim mạch và phổi của bạn có thể điều khiển hoạt động thể chất.
Chúng tôi muốn nhắc nhở bạn rằng các bài kiểm tra này tự làm này không thể thay thế ý kiến chuyên môn của bác sĩ. Bởi vậy, nếu có bất kì triệu chứng nào làm bạn lo lắng, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Theo Helino
-
Sức khỏe9 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe9 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe13 giờ trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe18 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe18 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe21 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.