Báo động đỏ sốt rét kháng thuốc

Mặc dù đã được kiểm soát tương đối tốt nhưng sốt rét kháng thuốc đang là một báo động đỏ với Việt Nam.

Mặc dù đã được kiểm soát tương đối tốt nhưng sốt rét kháng thuốc đang là một báo động đỏ với Việt Nam.

Sốt rét kháng thuốc là gì?

Sốt rét là bệnh điển hình của vùng địa lý vùng núi và cao nguyên. Đây là một bệnh nằm trong chương trình trọng điểm của quốc gia bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Bệnh sốt rét đã được kiểm soát tương đối tốt nhưng gần đây chúng ta đang phải đối mặt với sốt rét kháng thuốc mà Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng trọng điểm bao gồm các nước Châu Phi và Nam Á.

Sốt rét kháng thuốc là gì? Đó là sốt rét mà ký sinh trùng vẫn có khả năng tồn tại và hoặc nhân lên ngay trong điều kiện đang dùng thuốc điều trị với liều tương đương hoặc vượt qua cả liều khuyến cáo. Như vậy có nghĩa là các thuốc đang dùng điều trị bệnh không còn hoặc ít nhất bị giảm hiệu lực điều trị bệnh này. Ký sinh trùng không bị tác động bởi thuốc.

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, hiện tượng sốt rét kháng thuốc không còn là một vấn đề mới lạ. Ảnh minh họa

Cơ chế của sự kháng thuốc đó là sự thay đổi cấu trúc và hoạt động của ký sinh trùng theo hướng miễn nhiễm với thuốc hoặc đề kháng với thuốc. Bản chất các thuốc chống sốt rét là đi vào chuyển hóa của ký sinh trùng làm phá vỡ các chu trình chuyển hóa này và do đó ký sinh trùng bị tiêu diệt. Cũng có khí thuốc kết hợp với ký sinh trùng và gây ra thay đổi cấu trúc và chức năng nào đó của ký sinh trùng theo hướng không có lợi cho sự tổn tại. Chỉ cần thay đổi được con đường chuyển hóa hoặc thay đổi được điểm tiếp nhận thuốc thì thuốc trở lên vô dụng với mầm bệnh.

Như vậy sự kháng thuốc xảy ra khi có sự đột biến gen làm biến đổi một phần nhỏ nhưng lại quyết định về cấu trúc và chức năng của ký sinh trùng. Chúng không còn nhạy cảm với thuốc điều trị.

Tuy nhiên, ký sinh trùng không thể tự nhiên có sự đột biến như vậy. Quá trình thay đổi hay chính xác là sự tiến hóa của ký sinh trùng phải diễn ra trong một thời gian rất dài, những hàng chục năm cho đến thế kỷ. Sự kháng thuốc bùng nổ ở đây là do những nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, dùng thuốc không đủ liều và không đủ thời gian theo khuyến cáo. Thường thì bao giờ dùng thuốc chống sốt rét phải cho đến khi nào hết triệu chứng của bệnh và đồng thời phải hết luôn cả ký sinh trùng trong các xét nghiệm chẩn đoán. Tuy nhiên, sự dừng thuốc tùy tiện hoặc tự ý đã tạo cơ hội cho ký sinh trùng hồi sinh. Chính những ký sinh trùng hồi sinh này có khả năng nhận biết thuốc và biến đổi để đề kháng.

- Thứ hai là dùng thuốc kém chất lượng. Việc vận chuyển, phân phát và lưu trữ thuốc phải tuân theo những điều kiện nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng. Chỉ cần vi phạm một điều nhỏ có thể dẫn đến giảm hiệu lực điều trị và dẫn đến kháng thuốc luôn.

- Bệnh sốt rét xuất hiện ở những người đồng nhiễm với các bệnh nguy hiểm khác, ví dụ như HIV. Bệnh đồng nhiễm này gây ra sự suy giảm khả năng tiêu diệt của người bệnh và do đó ký sinh trùng không thể bị tiêu diệt hoàn toàn. Sự tồn tại “dật dờ” của ký sinh trùng trong nhiều ngay đã tạo ra sự biến đổi tự nhiên để chống lại các thuốc điều trị.

- Do sự thay đổi sinh học mang tính chất tự nhiên. Liệu pháp dùng một thuốc không đủ kéo dài hiệu quả điều trị. Một thuốc điều rất dễ bị ký sinh trùng kháng lại và nó là điều đã được chứng minh trong nhiều dịch kháng thuốc trước đây.

Việt Nam bị tấn công?

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, hiện tượng sốt rét kháng thuốc không còn là một vấn đề mới lạ. Các thuốc điều trị sốt rét kinh điển một thời đã từng là thuốc điều trị hiệu quả đều lần lượt bị kháng lại theo thời gian.

Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong vùng trọng điểm đang phải đối mặt với sốt rét kháng thuốc. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, gần đây, người ta vô cùng lo ngại về hiện tượng ký sinh trùng sốt rét đang kháng lại một loại thuốc vô cùng phổ biến trong điều trị đó là artemesinin. Artemesinin là thuốc điều trị sốt rét đa năng phổ điều trị rất rộng, rất phổ thông và rất hiệu quả ngày nay. Song điều mà người ta quan ngại ấy chính là nếu như artemesinin bị kháng lại thì chúng ta không còn thuốc điều trị vì chưa kịp “nghĩ ra”.

Sự quan ngại lên đến mức đỉnh điểm khiến cho các nhà khoa học và các nhà quản lý phải ngồi lại với nhau trong một hội nghị tìm giải pháp diễn ra tại Úc vào cuối tháng 10.2012.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự kháng thuốc với artemesinin bắt đầu xuất hiện ở vùng biên giới Thái Lan và Myanma. Thời điểm kháng thuốc đó là cuối năm 2004. Tuy nhiên, ngay sau đó chúng đã lan rộng nhanh chóng và lan ra toàn bộ vùng sông Mê Kông bao gồm có cả Việt Nam. Người đã chính thức phát hiện được các ca bệnh kháng với artemesinin tại Việt Nam.

Theo Bộ y tế ngày 27.9, hiện này tỷ lệ kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét đang có chiều hướng gia tăng. Trước kia tỷ lệ kháng thuốc với các loại thuốc kinh điển chỉ nằm trong giới hạn 16%. Nhưng nay tỷ lệ này đã tăng lên 22%. Và Bộ y tế cũng nhận định đã có trường hợp kháng với artemesinin ngay tại Việt Nam.

Thực ra không có gì là “sốc” với tin sốt rét kháng thuốc ở Việt Nam mặc dù những phán đoán ban đầu ổ kháng thuốc không xuất phát từ Việt Nam. Chúng ta nằm trong đầu mối giao thông trung chuyển và du lịch đa văn hóa. Vì thế việc di tản các mầm bệnh kháng thuốc này rất dễ dàng từ quốc gia như Thái Lan sang Việt Nam.

Đối phó như nào?

Vấn đề quan trọng trước mắt đó là đối phó với sốt rét kháng thuốc. Mục tiêu đối phó là nhằm: ngăn chặn không cho lan rộng và ngăn chặn không cho kháng thuốc tiếp.

Có 4 biện pháp cơ bản sau:

- Khoanh vùng sốt rét kháng thuốc và ra chiến lược điều trị riêng hay là điều trị đặc biệt cho những ca sốt rét ở vùng này. Mục đích nhằm khoanh vùng điều trị hiệu quả.

- Giám sát chặt chẽ sự ra vào tại vùng đang có báo động đỏ nhằm giảm tối đa nguy cơ lây lan ký sinh trùng kháng thuốc sang vùng lân cận.

- Áp dụng chế độ điều trị kháng thuốc với những trường hợp kháng thuốc. Khi có xác định sự kháng thuốc xảy ra, đặc biệt với artemesinin thì cần áp dụng phác đồ điều trị phối hợp trong đó lấy artemesinin làm nền tảng. Có thể dùng như sau: artemether phối hợp với lumefantrine (AL), artesunat phối hợp với amodiaquin (AS+AQ), artesunat phối hợp với mefloquine (AS+MQ) hoặc artesunat phối hợp với sulfadoxine-pyrimethamine (AS+SP). Trong những trường hợp không thể tiêu diệt được thì cần phải cho thêm hai thuốc sau vào các phác đồ trên. Đó là dihydroartemsinin phối hợp với piperaquine (DHA+PPQ).

- Tích cực áp dụng các biện pháp điều trị tích cực, điều trị bệnh đồng nhiễm để phục hồi sức khỏe người bệnh nhằm giảm cơ hội kháng thuốc. Đồng thời áp dụng tối đa các biện pháp tránh muỗi đốt để giảm nguy cơ nhiễm thêm một chủng ký sinh trùng khác hoặc giảm tải lượng ký sinh trùng trong cơ thể.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.