Bảo quản thức ăn của bé: Chuyện không đơn giản!

Để đảm bảo chất lượng và mùi vị của thực phẩm sau khi rã đông, mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau đây.

Để đảm bảo chất lượng và mùi vị của thực phẩm sau khi rã đông, mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau đây.

1/ “Tuổi thọ” của thực phẩm đông lạnh

- Với thực phẩm đông lạnh, mẹ có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 3-6 tháng, nhưng mẹ nên dùng càng sớm càng tốt. Đặc biệt, các viên thức ăn đông lạnh cho bé ăn dặm không nên bảo quản trên ngăn đá quá 3 tháng để đảm bảo chất lượng và dưỡng chất tối ưu cho thực phẩm. Tùy lượng tinh thể nước đóng trên thức ăn và lượng dưỡng chất bị chảy hoặc bốc hơi khi rã đông, mẹ có thể quyết định khi nào nên dùng. Tốt nhất, mẹ chỉ nên sử dụng hết trong vòng 1 tháng.

- Trái cây, rau củ bảo quản trong tủ lạnh sẽ có “tuổi thọ” trong vòng 48 giờ. Một số ý kiến cho rằng, hầu hết các loại trái cây và rau củ có thể trữ đông từ 8-12 tháng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này chỉ đúng với trường hợp trữ đông trong trạng thái tự nhiên của chúng cùng với nhiệt độ bảo quản dưới 0 độ C. Bảo quản lạnh sâu là điều kiện tốt nhất để cất trữ thực phẩm đông lạnh trong khung thời gian này.

thuc-an-blogtamsuvn (2)

Thực phẩm đông lạnh thường rất dễ bị mất chất và thay đổi mùi vị nếu không được bảo quản đúng cách

- Với các loại thịt gia súc, gia cầm, cá, trứng cá các loại nên sử dụng trong vòng 24 giờ bảo quản lạnh

- Thực phẩm được nấu chín và xay nhuyễn chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh không quá 48 tiếng. Khoảng thời gian hạn định này nhằm giữ cho sự phát triển của vi khuẩn trong thức ăn ở mức thấp nhất và thức ăn không bị nhiễm mùi tủ lạnh. Qui định này được áp dụng cho các loại rau củ, trái cây và thịt…

thuc-an-blogtamsuvn (3)

Rau củ, thịt cá sau khi chế biến và xay nhuyễn chỉ có “tuổi thọ” 48 tiếng, nếu được bảo quản trong tủ lạnh

2/ Sử dụng rau củ hay trái cây đông lạnh làm thức ăn cho bé rồi trữ đông trở lại có an toàn?

Việc sử dụng trái cây và rau củ đông lạnh để nấu ăn là một lựa chọn tốt, chỉ sau thực phẩm tươi. Qui trình đông lạnh nhanh (thức ăn được trữ đông ở nhiệt độ rất thấp và đông lại rất nhanh) sẽ giúp bảo quản và cho phép giữ lại các dưỡng chất trong thực phẩm một cách tối ưu nhất. Và cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc tái cấp đông thực phẩm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe . Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, cần phải nấu lại thức ăn này trước khi cấp đông trở lại. Rau củ và trái cây nên cấp đông ở trạng thái tươi, không nên nấu chín trước.

Rau củ thường sẽ được thu hoạch ở giai đoạn “tươi tắn” nhất rồi tiến hành đông lạnh nhanh ngay tại vườn hay kho chứa gần đó. Rau tươi cấp đông này sẽ được luân chuyển qua các xe tải, nhà kho và các nước khác nhau trước khi trở thành những món ăn thơm ngon. Nhưng cũng vì hầu hết các loại rau đông lạnh đều chưa được nấu chín trước khi đóng gói, nên mẹ phải chế biến trước khi dùng. Đọc kỹ nhãn mác và chỉ dẫn trên bao bì trước khi sử dụng. Một số sản phẩm sẽ có xu hướng thay đổi mùi vị và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Tuy nhiên, mẹ có thể nấu phần sản phẩm rã đông trước rồi mới múc riêng ra để nguội và cấp đông trở lại thì được. Nấu chín sản phẩm rã đông sẽ cho phép tái cấp đông sản phẩm đó một lần nữa.

3/ Lớp đá đóng trên bề mặt có ảnh hưởng chất lượng thức ăn?

Trong quá trình bảo quản thức ăn cho bé ăn dặm, mẹ có thể nhận thấy hiện tượng lắng đọng một lớp nước trên mặt thức ăn. Không giống lo lắng của nhiều mẹ, lớp đá này không nguy hiểm đến sức khỏe hay ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn.

Khác với tình trạng lắng đọng này, mẹ nên lưu ý tình trạng thực phẩm đông lạnh bị cháy đông, sẽ làm khô và ảnh hưởng chất lượng thực phẩm.

Cháy đông là những đốm nâu xám xuất hiện trên bề mặt thực phẩm, hệ quả của quá trình mất nước từ thực phẩm đông lạnh ra môi trường bên ngoài khi trữ đông. Để ngăn ngừa hiện tượng này, mẹ nên loại bỏ bớt không khí trong túi trước khi đem cấp đông. Ngoài ra, khi bị cháy đông, mẹ có thể cắt bỏ phần ảnh hưởng và sử dụng tiếp phần còn lại.

4/ Bảo quản đồ đông lạnh trong hộp thủy tinh: Nên hay không?

Thực tế, thủy tinh không phải là vật liệu được thiết kế cho mục đích đông lạnh, bởi chúng có khả năng bị nứt bể và để lại nhiều mảnh vỡ. Tốt nhất, mẹ nên sử dụng đồ đựng thức ăn cho bé được sản xuất với chức năng đông lạnh hay chịu được nhiệt độ cao.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nhựa được sản xuất để có thể chịu được môi trường nhiệt độ cao và/hoặc đông lạnh. Mẹ có thể tìm thấy biểu tượng của chức năng này dưới đáy lọ và đối chiếu với các biểu tượng tiêu chuẩn tương ứng. Cũng cần lưu ý thêm, những mã này không có nghĩa là đồ đựng này sẽ an toàn 100% khi đun nóng hay đông lạnh, nó chỉ là cơ sở hỗ trợ cho quyết định của mẹ.

Theo SKĐS



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.