- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé 13 tuổi ói ra máu vì nhiễm khuẩn HP, khuyến cáo cha mẹ cần làm điều này để phòng bệnh cho trẻ
Hình ảnh camera nội soi ghi nhận, tại vị trí tá tràng của bệnh nhi có ổ loét rất lớn, máu đang phun thành tia.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết đã tiến hành nội soi kẹp clip cầm máu cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hoá nặng do loét tá tràng.
Bệnh nhi là bé trai H.G.H. (13 tuổi, ngụ tại TPHCM), nhập viện trong tình trạng ói ra máu, đi tiêu phân đen lượng nhiều.
Các bác sĩ nội soi cầm máu cho bệnh nhi bị xuất huyết tiêu hóa do loét tá tràng.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã tiến hành truyền máu, truyền dịch và nội soi cấp cứu. Được biết trên hình ảnh camera nội soi ghi nhận, vị trí tá tràng (phần khởi đầu của ruột non nằm giữa dạ dày và hỗng tràng) của bệnh nhi có ổ loét rất lớn. Tại vị trí tổn thương, máu phun thành tia.
Ê kíp bác sĩ đã tiến hành kẹp kết hợp tiêm cầm máu, xử lý ổ loét, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả cho thấy bệnh nhi bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
Sau can thiệp, trẻ không còn bị chảy máu, sức khỏe dần bình phục.
Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em
Theo BS.CK2. Nguyễn Thị Thu Thuỷ- Phó trưởng khoa Tiêu hoá, xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng nhiều trên đối tượng ở trẻ em.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng trường gặp nhất ở trẻ em là do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Trong số đó, có nhiều bệnh nhân cần được nội soi can thiệp cầm máu.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể gây nhiễm khuẩn HP ở trẻ em, nhưng các bác sĩ cho rằng nó có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn môi, hoặc thông qua đường tiêu hóa. Hầu hết các trẻ em đều có khả năng nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, chỉ một số trẻ sẽ phát triển thành nhiễm trùng.
Dấu hiệu trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP
Tùy vào cơ địa mỗi người có thể gặp các triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung người bị nhiễm trùng HP thường có những dấu hiệu điển hình sau:
- Đau âm ỉ bụng khoảng 2-3 giờ sau ăn. Khi đói, cơn đau có thể đến và đi trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Giảm cân, ăn không ngon miệng.
- Đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, buồn nôn và nôn.
- Đi ngoài phân có màu đen hoặc có lẫn máu.
Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn HP ở trẻ em
HP là loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm cao. Lây truyền qua đường phân - miệng và từ miệng - miệng là hai con đường chính lây vi khuẩn HP từ người này sang người khác. Vì vậy, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ thói quen tốt như:
- Hướng dẫn trẻ tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Hướng dẫn, dặn dò trẻ không dùng chung thìa, dĩa, đồ vệ sinh cá nhân và thay bàn chải đánh răng ít nhất ba tháng một lần.
- Gia đình có thành viên bị HP nên xét nghiệm và điều trị để tránh phơi nhiễm cho các thành viên khác.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Tăng lượng rau họ cải như súp lơ, bắp cải, bông cải xanh... giúp bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết nâng cao miễn dịch đường tiêu hóa.
Theo Gia Đình & Xã Hội
-
Sức khỏe9 phút trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe30 phút trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe3 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe22 giờ trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe23 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBộ não là trung tâm điều khiển của cơ thể, vì vậy việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ là vô cùng cần thiết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcừ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông như một vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Không khí lạnh tràn về, cơ thể con người dễ bị cái lạnh tấn công, khả năng miễn dịch bị giảm sút thì loại quả này càng hữu dụng hơn.
-
Sức khỏe2 ngày trướcChuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, ăn chuối chín vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.