Bé 2 tuổi nôn ra máu vì ăn trứng để qua đêm, bác sĩ 'chỉ điểm' cách bảo quản thức ăn thừa

Lý do các món ăn để qua đêm có thể gây bệnh là do hàm lượng nitrit tăng cao, gây hại cho sức khỏe hoặc ngộ độc thực phẩm.

Lý do các món ăn để qua đêm có thể gây bệnh là do hàm lượng nitrit tăng cao, gây hại cho sức khỏe hoặc ngộ độc thực phẩm.

Nhiều gia đình có tính rất tiết kiệm và tiếc những món ăn thừa nên thường giữ lại. Trong đó, một số gia đình thường cất thẳng đĩa/bát đồ ăn thừa vào tủ lạnh mà không đậy kín, sau đó ăn vào ngày hôm sau mà không hâm nóng lại. Đây là một mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe, đặc biệt là vào mùa hè.

Vừa qua, một bé trai 2 tuổi sống tại Trung Quốc đột nhiên nôn ra máu liên tục 7 lần trong 5 tiếng đồng hồ. Khi được đưa đến bệnh viện, bé lên cơn sốc và tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng. May mắn thay, sau 8 ngày điều trị, sức khỏe cậu bé đã khá hơn. Bác sĩ sau khi tìm hiểu đã kết luận nguyên nhân là vì trước đó bố mẹ đã cho cậu bé ăn trứng vịt muối để qua đêm.

Bé 2 tuổi nôn ra máu vì ăn trứng để qua đêm, bác sĩ chỉ điểm cách bảo quản thức ăn thừa-1
Cậu bé 2 tuổi nôn ra máu vì ăn trứng vịt muối để qua đêm

Lý do tại sao các món ăn qua đêm có thể gây ra bệnh nghiêm trọng là do hàm lượng nitrit tăng sau khi thực phẩm được lưu trữ trong nhiều giờ. Nitrit có thể gây ngộ độc nếu ăn quá 0,3-0,5 gram trong một lần, một liều 3 gram sẽ gây tử vong.

Qua trường hợp này, bác sĩ cảnh báo những thực phẩm chỉ ăn trong ngày, không được để qua đêm đặc biệt là trong mùa hè:

1. Rau xanh

Rau, đặc biệt là rau lá xanh, chứa nhiều nitrit, và hàm lượng này của rau lá xanh qua đêm sẽ tăng cao hơn. Để tránh ăn phải nitrit, hãy vứt bỏ những món rau thừa trong bữa cơm buổi tối.

2. Trứng lòng đào

Nhiều người thích ăn lòng đỏ trứng vẫn còn hơi tái, nhưng cũng vì thế chúng chưa được tiệt trùng hoàn toàn. Sự giàu dinh dưỡng cũng khiến trứng dễ sinh sản vi khuẩn, gây nguy hiểm cho cơ thể người. Vì vậy, hãy ăn trứng nấu chín, không nên vì sở thích mà gây hại đến sức khỏe của bản thân.

Bé 2 tuổi nôn ra máu vì ăn trứng để qua đêm, bác sĩ chỉ điểm cách bảo quản thức ăn thừa-2

3. Nấm

Cũng như rau xanh, nấm rất dễ sản sinh nitrit nếu được lưu trữ trong một thời gian dài. Nếu ăn không hết, hãy vứt chúng đi để tránh mắc các bệnh dạ dày.

4. Súp trong nồi kim loại

Nấu súp rất tốn thời gian và công sức vì vậy mọi người có xu hướng nấu một nồi lớn và ăn nó trong vài ngày. Nhưng nếu súp được đựng trong chảo nhôm hoặc nồi sắt trong một thời gian dài, nó sẽ kết tủa các chất có hại cho cơ thể.

5. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành tươi có thời hạn sử dụng ngắn và phải được uống trong vòng 2-4 giờ ở nhiệt độ phòng, nếu không số lượng khuẩn sẽ tăng mạnh và gây ra bệnh.

Tốt nhất là uống sữa đậu nhành ngay càng sớm càng tốt, hoặc đun sôi để nguội và bảo quản ở tủ lạnh trong vòng 24 tiếng.

Bé 2 tuổi nôn ra máu vì ăn trứng để qua đêm, bác sĩ chỉ điểm cách bảo quản thức ăn thừa-3

Cách lưu trữ thực phẩm qua đêm

- Kịp thời cất vào tủ lạnh:

Ngay cả trong mùa đông, không nên để thực phẩm bên ngoài trong một thời gian dài, bởi vì thực phẩm có nhiều khả năng sinh sản vi khuẩn khi tiếp xúc với không khí.

- Đựng các món ăn trong những đồ đựng khác nhau:

Nếu có thể, hãy lưu trữ các món ăn riêng rẽ để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn. Bạn cũng cần cất chúng trong đồ đựng sạch sẽ như túi zip, màng bọc thực phẩm, hộp nhựa….

- Hâm nóng trước khi ăn:

Ngoài việc lưu trữ hợp lý, hâm nóng thức ăn cũng là chìa khóa quyết định sức khỏe. Sau khi lấy ra từ tủ lạnh, hãy làm nóng chúng đến 100°C trong hơn 3 phút.

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh:

Nhiều tủ lạnh gia dụng không được vệ sinh thường xuyên và tất cả các loại vi khuẩn (đặc biệt là E. coli) sẽ sinh sản trong môi trường lạnh.

Nếu thực phẩm đông lạnh được lấy ra và ăn ngay lập tức, vi khuẩn sẽ xâm nhập đường tiêu hóa và gây ra bệnh dạ dày. Do đó, sau khoảng ba tháng sử dụng, tốt nhất bạn nên cọ rửa, lau chùi lại tủ lạnh 1 lần.

Theo VietNamNet


Bảo quản thực phẩm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.