- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé 4 tháng tuổi chảy máu não nghi bị người lớn xốc nách, rung lắc
Trẻ 4 tháng tuổi được người lớn bế chuyền tay nhau, xốc nách và rung lắc. Một ngày sau, trẻ cấp cứu vì hội chứng rung lắc, xuất huyết não.
Ngày 7/2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa thông tin về trường hợp bệnh nhi đưa vào cấp cứu ngày 24/1.
Bé chào đời ngày 22/9/2022, sinh thường đủ tháng, không sặc sữa, ngủ bằng nôi không rung lắc mạnh, không có tiền sử té ngã.
Ngày 22/1, trẻ được mẹ đưa đi chơi, sau đó chuyền tay qua nhiều người bế ẵm, xốc nách và rung lắc trẻ. Hôm sau, trẻ có triệu chứng li bì, bú kém, thở nấc nên được gia đình đưa vào viện.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cho biết, tình trạng trẻ khi nhập viện hôn mê, thở nấc, tím môi, nhịp tim rõ đều, thóp trước phồng, bụng mềm, không tiêu chảy, không sốt. Qua kiểm tra cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán: Xuất huyết não (xuất huyết dưới nhện và tụ máu dưới màng cứng) nghi do hội chứng rung lắc.
Bệnh nhi được điều trị hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, điều chỉnh rối loạn thông khí, điều chỉnh rối loạn điện giải, truyền máu, cắt cơn co giật, nuôi dưỡng tĩnh mạch. Sau 7 ngày điều trị nội khoa hồi sức tích cực, trẻ tỉnh, được cai máy thở rút ống nội khí quản. Đến ngày 6/2, trẻ tỉnh táo, bú tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định hoàn toàn, dự kiến ra viện trong vài ngày tới.
Theo bác sĩ Huy, hội chứng rung lắc là một dạng chấn thương đầu và não nghiêm trọng xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi bị rung lắc mạnh. Hội chứng này hay gặp hơn ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt ở trẻ sơ sinh đến 8 tháng tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 5 tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây ra hội chứng trên thường do việc rung lắc mạnh, quen đưa võng, lắc nôi ru trẻ ngủ, hoặc những động tác đơn giản khi chơi đùa nhưng làm thay đổi tư thế trẻ nhanh đột ngột như: đang nằm được bế thốc dậy, bế trẻ đưa lên đưa xuống nhanh, nhấc bổng trẻ lên cao… đều có thể gây nguy hại đến trẻ dù chỉ với thời gian ngắn. Có thể so sánh hội chứng rung lắc ở trẻ em tương tự như người lớn bị chấn thương sọ não do tai nạn xe.
Dấu hiệu trẻ bị hội chứng này bao gồm rối loạn tri giác ở nhiều mức độ, lừ đừ, vật vã, hôn mê, co giật, nôn ói, bú kém hoặc bỏ bú, nhịp thở chậm và bất thường, thóp phồng. Ngoài ra, trẻ bị thương tổn liên quan đến bạo lực như bầm tím mặt, da đầu, cánh tay, lưng hoặc bụng.
Bác sĩ Huy khuyến cáo các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ, nếu nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, giảm khả năng học tập, nặng hơn có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, giảm thị lực hoặc mù, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc hội chứng rung lắc, phụ huynh cần:
- Gọi xe cấp cứu, không nên vận chuyển bằng các phương tiện thông thường.
- Không bế xốc trẻ lên, hay cố gắng lắc thêm làm cho trẻ tỉnh lại, không cho trẻ ăn, bú.
- Nếu trẻ ngừng thở trước khi có cấp cứu hỗ trợ, cần tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Nếu chấn thương cổ nên cố định cổ và tránh xoay trở trẻ.
- Nếu trẻ nôn và không có chấn thương cổ, cần xoay nhẹ đầu trẻ về một bên để tránh sặc và ngừng thở.
Theo Vietnamnet
-
Sức khỏe8 giờ trướcNữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.
-
Sức khỏe11 giờ trướcChúng ta thường được khuyên nên ăn cá thường xuyên. Không chỉ bởi cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe, hỗ trợ làm đẹp.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNếu bạn đang giải thích cơ chế đốt mỡ theo cách này và hoàn toàn tin vào nó, xin chia buồn. Vậy cơ chế đốt mỡ đúng của cơ thể là gì?
-
Sức khỏe19 giờ trướcSau khi tốt nghiệp đại học và có một khoảng thời gian thất nghiệp, do muốn tiết kiệm tiền, cô gái không nỡ đem đồ ăn để lâu trong tủ lạnh vứt đi vì sợ lãng phí.
-
Sức khỏe19 giờ trướcBộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNước tăng lực đôi khi bị nhầm lẫn với các loại đồ uống thể thao. Mục đích của nước tăng lực là giúp người uống tỉnh táo và bổ sung năng lượng nhờ chứa một lượng đường đáng kể cùng caffein. Mùa hè uống nước tăng lực có giúp bù nước hiệu quả không?
-
Sức khỏe1 ngày trướcTiến sĩ Mark Hyman, chuyên gia về tuổi thọ cho biết thường xuyên sử dụng một số loại thực phẩm có thể giúp sống thọ hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
-
Sức khỏe1 ngày trướcPGS.TS Trần Đắc Phu nhận định nguy cơ bùng phát virus Marburg trong nước không cao nhưng nguy cơ xâm nhập có thể có vì chúng ta đi lại với các nước châu Phi khá nhiều.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGan nhiễm mỡ là căn bệnh thường gặp ở những người lạm dụng rượu bia, béo phì và ít vận động. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây suy gan. Tuy nhiên, có thể điều trị bệnh gan nhiễm mỡ bằng việc thay đổi chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.
-
Sức khỏe2 ngày trướcNgày 23/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Guinea Xích đạo tiếp tục ghi nhận thêm 8 trường hợp mắc bệnh Marburg.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrước khi bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do liên cầu khuẩn lợn, hai nam bệnh nhân có ăn tiết canh ngan, giết mổ và ăn thịt lợn ốm.
-
Sức khỏe2 ngày trướcNghiên cứu từ hai đơn vị danh tiếng Max Planck - Yale của Đức và Mỹ chỉ ra cách đáng sợ mà một số loại thức ăn có thể khiến bạn bị lệ thuộc, không khác gì chất gây nghiện.
-
Sức khỏe2 ngày trướcĂn nhiều loại quả này sẽ khiến độc tố aflatoxin xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho gan.