Bé 5 tuổi bị chảy máu dạ dày vì mẹ cho ăn khoai lang chung với thực phẩm này

Vì nghĩ rằng khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa nên chị Lý cho con ăn thường xuyên nhưng lại không để ý đến thực phẩm ăn kết hợp.

Vì nghĩ rằng khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa nên chị Lý cho con ăn thường xuyên nhưng lại không để ý đến thực phẩm ăn kết hợp.

Khoai lang là một trong những thực phẩm  phổ biến dễ ăn và được yêu thích của nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên khoai lang cũng có nhiều điều cấm kỵ nhất định khi ăn mà mẹ nên nhớ để không gặp phải trường hợp đáng tiếc như cậu bé dưới đây.

Trường hợp đau lòng xảy ra với con trai 5 tuổi của chị Lý (Đài Loan). Gia đình có bé là con trai đầu lòng nên rất quan tâm đến vấn đề ăn uống, bé thích ăn món gì gia đình đều mua cho ăn. Đặc biệt, con trai chị Lý rất thích ăn khoai lang. Nhận thấy khoai lang cũng là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nên chị Lý cho con ăn mỗi ngày.

3 dieu cam ky khi an khoai lang ma ban can biet - 1

Khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa nên chị Lý cho con ăn thường xuyên.

Vào ngày hôm đó, sau khi ăn cơm xong, chị đã cho con trai ăn cùng lúc khoai lang và quả hồng. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi ăn, cậu bé 5 tuổi bắt đầu nôn thốc nôn tháo và nằm lăn ra nhà. Quá hoảng sợ, vợ chồng chị Lý liền đưa con đến bệnh viện.

Lúc này các bác sĩ nhận định bé đã bị chảy máu dạ dày . Sau khi tìm hiểu về thực phẩm trẻ đã ăn, các bác sĩ cũng cho biết việc ăn hồng cùng với khoai lang đã khiến bé gặp phải tình trạng như trên. Chị Lý đã vô cùng sốc vì không tìm hiểu trước điều này.

Việc ăn khoai lang cùng lúc với quả hồng khiến cho bé 5 tuổi bị chảy máu dạ dày. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ phân tích trong khoai lang có chứa đường sẽ làm tăng tiết acid trong dạ dày sau khi lên men và tannin có trong hồng liền phản ứng dễ dẫn đến chảy máu dạ dày. Vì vậy các bậc cha mẹ không được cho con ăn kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau.

Theo chuyên gia tư vấn Kim Mai cho biết trên báo Gia đình và Xã hội, không nên ăn cùng lúc khoai lang với hồng vì khoai lang là thực vật có nhiều tinh bột. Sau khi ăn sẽ làm dạ dày sản sinh ra một vị toan lượng rất lớn, trong khi hồng lại có nhiều tanin và nhựa quả. Vị toan, tanin và nhựa quả gặp nhau sẽ phát sinh tác dụng ngưng tạp, hình thành những cục cứng khó tan được gọi là sỏi hồng dạ dày. Khi đã bị sỏi hồng dạ dày sẽ sinh ra đầy bụng, đau bụng, nôn ói. Viên sỏi hồng dạ dày lớn không bài tiết được ra ngoài sẽ kích thích dạ dày, tá tràng dẫn đến chảy máu, viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.

Ngoài ra cũng không nên ăn những củ khoai có đốm đen vì chúng đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm. Bệnh khuẩn vằn đen tiết ra những độc tố, trong đó có độc tố sê-tôn khoai lang và cồn sê-tôn khoai lang là chất kịch độc đối với gan. Loại độc tố này không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai hay nướng khoai trong chậu than hồng rực.

Theo Khám phá


hệ tiêu hóa

khoai lang


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.