- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé 7 tháng tuổi nguy kịch do gia đình nhầm sốt xuất huyết với rối loạn tiêu hóa
Bé 7 tháng tuổi mắc sốt xuất huyết nhưng gia đình nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa và cho uống thuốc không rõ loại dẫn tới nhập viện trễ. Trẻ được chuẩn đoán sốc giảm thể tích, tiêu chảy, nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa, sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.
Ngày 27/6, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhi T. D. (7 tháng tuổi, nam, trú tại Đồng Tháp) trong tình trạng sốc sốt xuất huyết nặng.
Trước khi nhập viện 4 ngày, trẻ sốt nhẹ, tiêu chảy hơn 10 lần/ ngày, nôn ói. Ngày thứ 4, trẻ giảm sốt và tiêu chảy, nôn ói một lần. Gia đình đưa bé đến phòng khám tư cho uống thuốc, không rõ loại. Khi về nhà, bé D. đang ngủ thì co giật, tím môi. Người nhà đã đưa trẻ đến phòng khám đa khoa gần nhà để cấp cứu. Tại đây, bé được xử trí thở oxy, chống co giật bằng diazepam, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Trên đường chuyển viện, trẻ tiếp tục co giật.
Tại khoa Cấp cứu, trẻ còn co giật toàn thân, tím tái, sốc, huyết áp khó đo. Bệnh nhi được chẩn đoán sốc giảm thể tích, tiêu chảy, nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa; chẩn đoán phân biệt với sốc nhiễm trùng, sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.
Hiện tình trạng bệnh nhi nhập viện trễ do nhầm sốt xuất huyết với rối loạn tiêu hóa đang dần cải thiện, tỉnh táo và bú được (Ảnh: BVCC)
Sau đó, bé trai được xử trí đặt nội khí quản thở máy, truyền dịch chống sốc, chống co giật, kháng sinh, điều chỉnh nước điện giải toan chuyển hóa máu. Xét nghiệm máu cho kết quả test nhanh kháng nguyên NS1 chẩn đoán sốt xuất huyết dương tính, tổn thương gan nặng, rối loạn đông máu nặng, albumin máu giảm nặng.
BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết: "Bệnh nhi được tiếp tục truyền dịch, truyền albumin, sử dụng thuốc vận mạch, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc, điều trị hỗ trợ gan. Về tình trạng suy hô hấp nặng, bệnh nhi được chọc dẫn lưu dịch ổ bụng giải áp, tiếp tục điều chỉnh rối loạn toan chuyển hóa, điện giải. Sau hơn một tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, được cai máy thở, tỉnh táo, bú được".
"Đây là một trong các trường hợp sốc sốt xuất huyết ở trẻ nhũ nhi. Biểu hiện sốt không cao kèm với triệu chứng tiêu hóa nên phụ huynh và nhân viên y tế dễ mất cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết, chỉ nghĩ bé bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiễm trùng dẫn đến đưa trẻ nhập viện trễ", bác sĩ Minh Tiến nói.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo, hiện đang vào mùa mưa, đây là thời điểm muỗi vằn phát triển truyền bệnh sốt xuất huyết. Phụ huynh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, như diệt muỗi, lăng quăng, ngủ mùng...
Khi thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có một trong các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết như bứt rứt, lăn lộn hoặc li bì, lơ mơ, nói sảng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; đau bụng, ói; tay chân lạnh; lừ đừ, nằm một chỗ không chơi hoặc bỏ bú, bỏ ăn uống... cần đưa trẻ tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hỗ trợ kịp thời.
Theo suckhoedoisong
-
Sức khỏe4 giờ trướcMỗi ngày uống 1 cốc nước ép táo, sau 7 ngày cơ thể thay đổi thế nào: 1. Tim mạch sẽ khỏe mạnh hơn; 2. Bạn có thể giảm cân; 3. Chống bệnh ung thư tốt hơn
-
Sức khỏe7 giờ trướcCó lẽ không ai không biết đến lá tía tô, nhưng liệu bạn có biết những lợi ích mà hiệu quả tuyệt vời đối với sức khỏe. Tại Nhật Bản, tía tô giống như loại thuốc quý với nhiều công dụng khác nhau.
-
Sức khỏe7 giờ trướcCho trẻ nằm quạt thổi trực tiếp vào đầu và gáy, sáng ngủ dậy mẹ thấy con méo miệng.
-
Sức khỏe8 giờ trướcVì muốn chiều bạn tình, nhiều mày râu đang săn tìm đủ các loại thuốc tăng cường sinh lý, thuốc kéo dài cuộc yêu và không ít người đã 'ngã ngựa' trên giường ngủ.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNữ nạn nhân nặng nhất trong vụ ngộ độc rượu chứa Methanol trước đó tại TP.HCM hiện đã xuất viện. Tuy nhiên, cô gái bị di chứng tổn thương não.
-
Sức khỏe8 giờ trướcThông tin từ Bệnh viện 199 (Bộ Công an), một nam thanh niên 18 tuổi bị ngộ độc thuốc lá điện tử vừa được các bác sĩ xử trí cấp cứu kịp thời.
-
Sức khỏe13 giờ trướcNgày 15/8 Công ty VinBrain (Tập đoàn Vingroup) và Công ty Golden Zanekka Public (Myanmar) ký kết ghi nhớ hợp tác triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán hình ảnh DrAidTM tại hệ thống các bệnh viện hàng đầu tại Myanmar.
-
Đại dịch COVID-19 tại Việt NamSức khỏe13 giờ trướcBiến chủng BA.2.75 được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ và đang là dòng phụ Omicron thống trị nước này. Ít nhất 20 quốc gia đã ghi nhận ca nhiễm BA.2.75.
-
Sức khỏe13 giờ trướcCục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: 2 lô thuốc Capetero 500 có chứa hoạt chất Capecitabine - thuộc danh mục thuốc độc nhưng không có giấy phép nhập khẩu.
-
Sức khỏe14 giờ trướcĐây là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư phổ biến, thường xuất hiện vào ban đêm, khi thấy cần đi khám ngay.
-
Sức khỏe14 giờ trướcGiới trẻ hiện nay hầu hết đều phạm phải 2 thói quen xấu này, điều đó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mọi gia đình nhưng không phải ai cũng ăn được tỏi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 16/8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam ghi nhận 2.983 ca COVID-19, tăng 1.288 ca so với 24 giờ trước đó.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh nhân tiểu đường nên đi bộ thế nào là tốt nhất: 1 giờ sau ăn, đi bộ kết hợp chạy bộ nhẹ nhàng, kiểm tra đường huyết trước khi đi bộ, không tập quá sức...