Bé gái 4 năm không mặc quần khiến bác sĩ kinh ngạc khi vừa vén váy lên

Cô bé 4 tuổi tên Tiểu Mịch sống ở Thương Khâu (TQ), vì chân trái của cô bé quá lớn khiến bố mẹ rất đau lòng.

Cô bé 4 tuổi tên Tiểu Mịch sống ở Thương Khâu (TQ), vì chân trái của cô bé quá lớn khiến bố mẹ rất đau lòng. Tiểu Mịch từ sau khi sinh, luôn phải theo bố mẹ đến các bệnh viện lớn để chữa bệnh. Vậy bệnh của Tiểu Mịch là bệnh gi?

Cô bé từ khi sinh, 4 năm không được mặc quần

Gần đây, Tiểu Mịch theo mẹ đến Bệnh viện Nhi tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Bác sĩ Đinh Ngôn, Khoa phẫu thuật chỉnh hình nhìn Tiểu Mịch và nói: “Cô bé đáng yêu, có vấn đề gì vậy?” Lúc này, mẹ Tiểu Mịch mới kéo váy của cô bé cho bác sĩ xem. Bác sĩ thấy đùi phải bên trái của Tiểu Mịch to gấp 3 lần đùi phải.

Vì vấn đề này nên Tiểu Mịch từ nhỏ đã phải mặc váy mọi lúc mọi nơi, bởi không có chiếc quần nào phù hợp với cô bé. Và khi Tiểu Mịch càng lớn thì chân càng phát triển to hơn, mẹ Tiểu Mịch vừa khóc vừa nói với bác sĩ Đinh Ngôn: “Mọi đứa trẻ đều thích mặc váy, nhưng chúng tôi chỉ muốn Tiểu Mịch mặc vừa một chiếc quần”. Đây là một trường hợp bệnh nghiêm trọng, hiếm thấy, trước đây Tiểu Mịch cũng đã từng trải qua nhiều cuộc điều trị lớn nhỏ, nhưng kết quả đều không tốt.

Bé gái 4 năm không mặc quần khiến bác sĩ kinh ngạc khi vừa vén váy lên-1

Tiểu Mịch bị dị dạng mạch máu, khiến đùi chân trái to gấp đôi đùi chân phải.

Tại Bệnh viện Nhi tỉnh Hà Nam, Tiểu Mịch được chẩn đoán là bị dị dạng mạch máu hỗn hợp, khiến chân ngày càng dày. Bác sĩ Cận Tam Đinh, trưởng Khoa phẫu thuật chỉnh hình giải thích: dị dạng mạch máu là dị tật bẩm sinh, nó phát triển theo tỷ lệ tăng trưởng của trẻ, là một vấn đề khó khiến các bác sĩ Khoa Ngoại đau đầu, bệnh thường phát triển ở các bộ phận cổ, chân tay, và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.

U mạch máu và dị tật mạch máu (bệnh mạch máu), là những bệnh cần phải được khoa Ngoại can thiệp khẩn cấp để phẫu thuật điều trị. Để điều trị tận gốc bệnh của Tiểu Mịch, bác sĩ Cận Tam Đinh đã mời giáo sư Tề Hồng Yến thuộc Bệnh viện nhi Bắc Kinh đến phẫu thuật cho Tiểu Mịch. Giáo sư Tề Hồng Yến là người nổi tiếng về phẫu thuật chỉnh hình trong nước, có kiến thức sâu về bệnh u mạch máu và dị dạng mạch máu, là một học giả đa ngành tương đối hiếm ở Trung Quốc.

Dị dạng mạch máu và cách xử lý

Giáo sư Tề Hồng yến cho biết: Dị dạng mạch máu là bệnh lý xuất hiện từ lúc sơ sinh. Trong giai đoạn bào thai, cơ thể có hệ thống mạch máu nguyên thủy. Khi phôi thai phát triển, các mạch máu nguyên thủy này không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể nên bị tiêu hủy đi và được thay thế bằng hệ thống mạch máu mới.

Tuy nhiên, vì lý do nào đó, các mạch máu nguyên thủy này không bị tiêu hủy nên khi chào đời, những đứa bé này sẽ mang bệnh dị dạng mạch máu. Cần phân biệt dị dạng mạch máu với bệnh bướu máu ở trẻ sơ sinh là một bệnh lành tính thường gặp. Dị dạng mạch máu bao gồm: Dị dạng tĩnh mạch, dị dạng động - tĩnh mạch, dị dạng bạch mạch hay phối hợp.

Bé gái 4 năm không mặc quần khiến bác sĩ kinh ngạc khi vừa vén váy lên-2

Sau nhiều giờ phẫu thuật tỉ mỉ của các bác sĩ, chân của Tiểu Mịch đã trở lại bình thường

Giáo sư Tề Hống Yến đã đưa ra một phương pháp điều trị nghiêm ngặt cho Tiểu Mịch, trước hết là điều trị xơ hóa xâm lấn, thu hẹp tổn thương, giải quyết vấn đề tận gốc dẫn đến chân phình to, sau đó thực hiện phẫu thuật, cắt bỏ các tổn thương ở chân. Khi các vấn để bệnh của trẻ được giải quyết, đồng thời phải bao quát cả chức năng và thầm mỹ của chân.

Các hoạt động điều trị diễn ra thuận lợi, mẹ Tiểu Mịch đã trút bỏ được cục đã đè nặng bấy lâu nay trong lòng cô. Sau nhiều giờ phẫu thuật tỉ mỉ, hiện tại chân của Tiểu Mịch đã trở lại bình thường.

 

 



Theo Khám Phá 


mặc váy

phẫu thuật

tĩnh mạch


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.