Bé gái hoại tử da vì mẹ dán cao trị mụn, BS cảnh báo: Cao dán không phải thần dược

Thấy con gái 2 tuổi bị mọc mụn, mẹ dùng cao dán để chữa trị, không ngờ sau đó con bị hoại tử toàn bộ vùng da xung quanh.

Thấy con gái 2 tuổi bị mọc mụn, mẹ dùng cao dán để chữa trị, không ngờ sau đó con bị hoại tử toàn bộ vùng da xung quanh.

Bé gái bị hoại tử da là cháu Đ.H.T. (2 tuổi, ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội). Theo chia sẻ của mẹ cháu T., thời gian gần đây thấy con xuất hiện mụn ở vùng bụng trái, nên chị mua thuốc về cho con uống.

Dù con đã uống hết thuốc nhưng mụn vẫn không đỡ và càng lan rộng ra vùng xung quanh. Sau đó, mẹ cháu T. nghe mọi người mách dán cao có thể chữa được mụn nên đã về làm theo. Tuy nhiên, sau khi dán cao, mụn của cháu T. lại to hơn khiến bề mặt da nơi dán cao bị vỡ loét.

Do tình trạng con gái quá nặng, gia đình đã đưa cháu T. vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thăm khám. Các bác sĩ cho biết, khi nhập viện, cháu T. ở trong tình trạng sốt cao (39 độ), quấy khóc, sút cân. Ngay sau đó bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám và được chẩn đoán hoại tử da do áp xe vùng bụng trái.

Hình ảnh tổn thương của bé gái sau khi mẹ dùng cao dán để trị mụn.

Khi chuyển đến khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, cháu T. đã được sơ cứu băng bó, uống thuốc hạ sốt và hút dịch ở vùng tổn thương ra ngoài.

Sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng, cháu T. được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp cắt lọc da, bảo tồn vùng da thành bụng và dùng thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị.

BS Hoàng Thị Phương Lan – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (BV Đa khoa Đức Giang) cho biết, da của trẻ em rất nhạy cảm và dễ tổn thương khi bị tác động.

Vì thế, khi gia đình thấy có bất thường trên da của trẻ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi không nên dán các loại thuốc cao dán bởi các loại cao dán này có chứa các hóa chất gây bỏng da của trẻ và sẽ dẫn đến hoại tử da.

Nếu có bất kể bất thường, hay tổn thương trên da trẻ, nên đưa trẻ đi khám để các bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Các bác sĩ cũng cảnh báo, hiện nay không ít gia đình lạm dụng cao dán không chỉ cho trẻ, mà còn cả người lớn. Đây là điều hết sức nguy hiểm, bởi cao dán không phải là thần dược, nó chỉ có tác dụng trong một vài trường hợp, chứ không thể chữa bách bệnh.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi sử dụng bất kể loại thuốc, thực phẩm hỗ trợ… nào cũng cần phải có sự tư vấn chặt chẽ của bác sĩ, để tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Theo Khám phá


dán cao trị mụn

hoại tử


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.