- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé không đi ngoài có phải là bị táo bón?
Nhiều mẹ với tâm lý lo lắng chỉ cần thấy con không ị một ngày là đã khẳng định bé bị táo bón rồi tìm cách chữa trị.nhau.
Nhiều mẹ với tâm lý lo lắng chỉ cần thấy con không ị một ngày là đã khẳng định bé bị táo bón rồi tìm cách chữa trị. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì tùy từng độ tuổi bé sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi
Nếu trẻ bị táo bón thì thời gian đại tiện của bé sẽ bị giãn cách hơn nên sau 3-4 ngày bé mới đi đại tiện một lần. Phân không cứng nhưng sẽ keo lại như đất sét. Ngoài ra, bé hay khó chịu và quấy khóc, mặt đỏ bừng khi đi ị.
Nguyên nhân bé bị táo bón trong giai đoạn này thường là do bé uống sữa công thức vì sữa công thức khó tiêu hơn sữa mẹ.
Với những bé bú mẹ sẽ có những lần đại tiện cách nhau vài ngày bời vì lượng sữa mẹ bé nạp vào sẽ được chuyển hóa một cách triệt để. Vì vậy, mẹ hãy thuwonfg xuyên theo dõi thói quen đi tiêu của bé. Tùy thuộc vào việc bé ăn gì và mức độ tiêu hóa của cơ thể mà số lần đi vệ sinh cũng khác nhau.
Trẻ từ 3- 6 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, nhiều bé ngoài sữa mẹ ra còn ăn thêm các loại bột dinh dưỡng. Vì vậy mà nguy cơ bị táo bón của trẻ cũng sẽ cao hơn. Mẹ hãy lưu ý nếu thấy bé có các biểu hiện sau:
Phân cứng, nhỏ.
Số lần đi tiêu dãn cách, khoảng 3-4 ngày.
Mặt bé đỏ bừng mỗi khi đi vệ sinh.
Trẻ từ 6- 12 tháng tuổi
Đây là giai đoạn phổ biến nhất cho các trường hợp táo bón ở trẻ sơ sinh vì giai đoạn này bé đã bắt đầu ăn dặm. Khi bị táo bón cũng có những biểu hiện tương tự như giai đoạn bé từ 3-6 tháng tuổi nhưng mức độ biểu hện sẽ nặng và rõ rệt hơn.
Phân không chỉ cứng mà có thể còn kèm theo một ít máu do bị tổn thương vùng niêm mạc hậu môn.
Khoảng cách giữa các lần đi tiêu cách nhau khá xa.
Bụng bé căng đầy, sờ vào thấy cứng.
Mẹ cần làm gì khi con bị táo bón?
Khi con bị táo bón mẹ cần bình tĩnh để có những biện pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Ngoài tình trạng bệnh nặng, cần đi khám bác sĩ thì mẹ có thể thử những cách sau để giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Massage cho bé: Mẹ cầm hai chân của bé trong tay rồi nhẹ nhàng đẩy đầu gối của bé về phía trước, mô phỏng theo từng động tác đạp xe. Cách khác là mẹ có thể massage vùng bụng dưới rốn của bé một cách nhẹ nhàng, thêm một chút lực với vùng bụng căng và cứng.
Cho bé tắm nước ấm: Mẹ cho bé ngâm mình trong nước ấm một lúc có thể thư giãn vùng cơ bụng, giảm khó chịu do đầy bụng và kích thích được nhu động ruột.
Bổ sung lợi khuẩn probiotic cho bé: Lợi khuẩn probotic có vai trò quan trọng cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, giúp giảm tình trạng trẻ bị táo bón, tiêu chảy.
Mẹ có thể bổ sung probiotic bằng cách cho bé ăn váng sữa và sữa chua nhưng ở độ tuôi 0-6 tháng bé chưa ăn được các thực phẩm này thì nên cho bé uống men vi sinh có được bào chế từ kim chi Hàn Quốc rất lành tính và hấp thụ được probiotic vào trong đường ruột cao hơn gấp nhiều lần các loại khác.
Theo Gia đình Việt Nam
-
Sức khỏe36 phút trướcSau 5 ngày ăn tiết lợn, người đàn ông phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, đau nhức toàn thân, chân sưng to, nổi các nốt phỏng tím đen, trụy tim mạch.
-
Sức khỏe5 giờ trướcNhững gì chúng ta ăn, uống có thể có tác động lớn đến mạch máu nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung. Tìm hiểu những tác động của cà phê và trà với việc tăng, giảm nguy cơ đột quỵ.
-
Sức khỏe6 giờ trướcChuyên gia cảnh báo hành vi ‘bắt pen cổ gây xỉu’ - dùng 2 tay nhấn vào động mạch ở cổ - có thể gây đột quỵ do thiếu máu, thậm chí ngưng tim.
-
Sức khỏe14 giờ trướcCà chua là loại quả mọng nước, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, kali và lycopene. Khi được ép thành nước, cà chua vẫn giữ nguyên được những dưỡng chất quý giá này, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột phụ nữ 56 tuổi ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông) bị sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, hoại tử chân sau khi chi 40 triệu đồng chữa rắn cắn ở nhà thầy lang.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCà chua là thực phẩm quen thuộc, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối luộc là món ăn được nhiều người yêu thích, vậy ăn chuối luộc có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau rất tốt cho sức khỏe nhưng có những loại rau củ do chế biến hoặc bảo quản không đúng cách mà biến thành chất độc, gây hại sức khỏe, thậm chí nuôi dưỡng tế bào ung thư.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông 44 tuổi được gia đình đưa vào cấp cứu lúc đêm khuya do đau bụng dữ dội. Kết quả lọc máu của bệnh nhân khiến bác sĩ bất ngờ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDiệp hạ châu, một loại cây mọc hoang dại quen thuộc ở Việt Nam, từ lâu đã được biết đến như một "thần dược" bình dân với muôn vàn lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ có mặt trong các bài thuốc dân gian, diệp hạ châu còn được khoa học hiện đại chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTía tô và gừng vừa là rau gia vị vừa là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, vậy lá tía tô nấu với gừng có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcMặc dù cốm có rất nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng nếu ăn cốm không được lựa chọn kỹ càng, cẩn thận, đúng nơi sản xuất uy tín thì rất có thể sẽ gặp nhiều tổn hại sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNatri cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Các thực phẩm như chuối, khoai tây, tỏi và đậu giúp kiểm soát nồng độ natri bằng cách cung cấp kali và các chất dinh dưỡng khác, hỗ trợ chức năng thận, giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch và tiêu hóa tổng thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrong quá trình chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.