- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé trai 3 tháng tuổi mắc giang mai, cả nhà ngỡ ngàng vì cùng 'dính' bệnh
Bé trai 3 tháng tuổi được đưa vào Bệnh viện Da liễu Trung ương vì bong vảy ở lòng bàn tay, chân 2 tuần nay, xét nghiệm phát hiện mắc giang mai.
Sáng 3/10, thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Doãn Tuấn, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết bé là con đầu, đẻ mổ đủ tháng, cân nặng khi sinh là 3,5kg. Bé từng bị vàng da sơ sinh kéo dài 1 tháng.
Bố mẹ bé cho biết họ chưa làm xét nghiệm giang mai, thậm chí người mẹ trong quá trình mang thai không được làm xét nghiệm sàng lọc, kể cả trước khi sinh mổ.
Kết quả xét nghiệm nhanh giang mai của cả 3 thành viên trong gia đình gồm bố, mẹ và em bé đều dương tính khiến họ rất bất ngờ.
Hình ảnh tổn thương giang mai của em bé khi được đưa đến bệnh viện. Ảnh: BVCC
"Bé trai 3 tháng tuổi được chẩn đoán là giang mai bẩm sinh sớm, lây bệnh truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai", bác sĩ Tuấn cho hay. Bệnh nhi đã được sàng lọc các tổn thương cơ quan bộ phận khác và cho kết quả bình thường.
Đây không phải lần đầu Bệnh viện Da liễu Trung ương phát hiện bệnh nhi giang mai khi còn rất nhỏ tuổi. Cơ sở này từng phát hiện em bé sơ sinh chưa tròn 1 tháng tuổi mắc căn bệnh này.
Biểu hiện khi trẻ mắc giang mai
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng phòng khám chuyên đề các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay giang mai bẩm sinh là trường hợp mẹ mắc bệnh giang mai và truyền cho thai nhi trong khi mang thai. Sự lây truyền thường xảy ra từ tháng thứ 4-5 của thai kỳ.
"Tùy theo mức độ nhiễm xoắn khuẩn từ người mẹ vào thai mà có thể xảy ra các trường hợp: sẩy thai, thai chết lưu, trẻ đẻ non và có thể tử vong", bác sĩ Phương cho biết.
Các trường hợp nhẹ hơn, em bé mới sinh ra trông có vẻ bình thường, sau vài ngày hoặc vài tháng thấy xuất hiện các thương tổn giang mai, khi đó gọi là giang mai bẩm sinh sớm. Giang mai bẩm sinh có thể xuất hiện muộn hơn khi trẻ trên 2 tuổi; khi 5-6 tuổi hoặc lớn hơn gọi là giang mai bẩm sinh muộn.
Biểu hiện của giang mai bẩm sinh sớm thường xuất hiện trong 2 năm đầu, thường gặp nhất là trong 3 tháng đầu với các triệu chứng như phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân, thường gặp hơn là triệu chứng bong vảy ở lòng bàn tay, bàn chân, sổ mũi, khụt khịt mũi, viêm xương sụn, giả liệt Parrot (do viêm các đầu xương dài làm trở ngại vận động). Trẻ đẻ ra thường nhẹ cân, da nhăn nheo, bụng to, có tuần hoàn bàng hệ, gan, lách to.
Biểu hiện giang mai bẩm sinh muộn thường xuất hiện sau sinh 3-4 năm với biểu hiện: viêm giác mạc kẽ thường xuất hiện lúc dậy thì, bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên, về sau cả hai bên và có thể dẫn đến mù, lác, điếc bắt đầu từ 10 tuổi. Ngoài ra còn có thể thấy các dị hình như: thủng vòm miệng, trán dô, xương chày lưỡi kiếm…
"Nếu bệnh được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi và không để lại di chứng", bác sĩ Phương khẳng định và tư vấn phụ nữ mang thai nên được sàng lọc bệnh giang mai ít nhất 1 lần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp phòng ngừa và loại trừ hiệu quả nhất bệnh giang mai bẩm sinh.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe2 giờ trướcNước ép lựu không chỉ thơm ngon, đẹp mắt, mà còn mang lại nhiều lợi ích ngoài sự mong đợi của bạn.
-
Sức khỏe4 giờ trướcMột số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến bệnh tim mạch, đáng lo chúng rất quen thuộc trong bữa cơm của nhiều người.
-
Sức khỏe4 giờ trướcDù thơm ngon nhưng 3 loại đồ uống này có thể gây hại cho sức khỏe, mọi người nên hạn chế sử dụng.
-
Sức khỏe7 giờ trướcTrà gừng là loại đồ uống có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng nên sử dụng ở mức độ vừa phải.
-
Sức khỏe7 giờ trướcChuối là loại quả ngon miệng, quen thuộc đối với nhiều người, chuối tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ăn cùng thực phẩm nào cũng được.
-
Sức khỏe7 giờ trướcNgày nay, giấy bạc rất phổ biến trong nấu nướng. Tuy tiện lợi, góp phần tạo ra nhiều món ăn độc đáo nhưng nếu dùng giấy bạc sai cách thì hậu quả cũng khôn lường.
-
Sức khỏe10 giờ trướcHai tuần trước khi trải qua cuộc vượt cạn, chị T. nằm điều trị tại Bệnh viện K trong tình trạng đau đớn vì căn bệnh ung thư đã di căn. May mắn, hai bé song sinh nặng 1,8kg đã chào đời khỏe mạnh.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNhững người có khả năng tự miễn dịch mạnh thường có sức khỏe tốt, ít bị các vi khuẩn, virus bên ngoài xâm nhập và ít mắc bệnh. Bạn có phải là một trong số đó?
-
Sức khỏe1 ngày trướcBạn không uống rượu, bia nhưng vô tình ăn một số loại hoa quả nhiều đường để chín quá lên men có thể sinh ra cồn trong hơi thở.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông, có những người thường xuyên gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày hoặc được ủ cả tiếng trong chăn ấm, thậm chí còn toát mồ hôi. Nguyên nhân có thể là vì đã mắc một số bệnh lý sau.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMạch máu gặp vấn đề có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo mạch máu không khỏe là vô cùng quan trọng.