- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé trai 3 tuổi hôn mê sâu, ngừng hô hấp vì gia đình đắp thuốc nam chữa bỏng
Khi cháu bé bị bỏng, thay vì đưa đến viện điều trị, gia đình đã tự chữa bằng thuốc nam, hậu quả bé bị hôn mê sâu, ngừng hô hấp.
Khi cháu bé bị bỏng, thay vì đưa đến viện điều trị, gia đình đã tự chữa bằng thuốc nam, hậu quả bé bị hôn mê sâu, ngừng hô hấp.
Ngày 12/3, trong lúc chơi đùa tại gia đình cháu Nguyễn Tuấn Anh (3 tuổi, ở TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) ngã vào nồi nước sôi, khiến nhiều bộ phận trên cơ thể bị bỏng nặng. Ngay sau đó, gia đình đưa cháu Tuấn Anh vào bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cấp cứu
Tại đây, cháu bé được xác định bị bỏng tại khu vực lưng, sau đùi 2 bên, tỉnh táo, ăn uống được. Sau khi được các bác sĩ tiến hành sơ cấp cứu, có chỉ định nhập viện điều trị.
Mặc dù đã được các bác sĩ giải thích về các nguy cơ có thể xảy ra nhưng gia đình kiên quyết từ chối điều trị tại bệnh viện và đưa cháu Tuấn Anh về để điều trị tại nhà.
Hiện bệnh nhi vẫn đang trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
Khi về nhà, gia đình nghe theo một số người đã cho bé đắp thuốc nam để chữa bỏng. Sau khi đắp thuốc, cháu Tuấn Anh bắt đầu có biểu hiện kém ăn, bất tỉnh, người tím tái, khi đó gia đình mới vội vàng cho bé nhập viện.
BSCKI Nguyễn Thị Ngọc Điệp – Trưởng Khoa Nhi (BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí) cho biết, khi nhập viện bệnh nhi đã ở trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng hô hấp tuần hoàn, hạ đường huyết, bỏng độ II do điều trị bỏng sai cách.
Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực, đặt nội khí quản, thở máy và dùng thuốc vận mạch. Sau nhiều ngày điều trị, bệnh nhi vẫn đang trong tình trạng hôn mê, sốc sau bỏng, diễn biến bệnh nặng, tiên lượng xấu và đang trong giai đoạn nhiễm trùng, nhiễm độc.
Từ trường hợp trên, BS Điệp khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần chú ý trẻ trong giai đoạn từ 1-3 tuổi rất hiếu động, khi cho trẻ chơi đùa cần tránh xa các đồ vật có thể gây nguy hại, gây bỏng như phích nước nóng, đồ ăn nóng, các vật thể sắc nhọn có thể gây tổn thương cho trẻ.
Đối với các trường hợp trẻ bị bỏng cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc và điều trị sớm.
* Tên bệnh nhi đã được thay đổi
- Sức khỏe12 giờ trướcCác bác sĩ Bệnh viện Quân Y 175 đã "choáng" sau khi phát hiện hơn một kg kim loại trong dạ dày của bệnh nhân ở Bình Dương.
- Sức khỏe1 ngày trướcTrong quá trình điều trị, bệnh nhân 1440 mắc Covid-19 không có biểu hiện ho, sốt, khó thở nhưng xét nghiệm 11 lần điều dương tính.
- Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM) đã chỉ ra một con đường lây truyền ung thư hoàn toàn mới.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác chuyên gia tại Viện Paul Ehrlich, Đức, nhận định những người tử vong đều cao tuổi, mắc bệnh nền nặng và không liên quan việc tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech.
- Sức khỏe2 ngày trướcTS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, mới đây khoa đã tiếp nhận tới 4 bệnh nhân đều mắc chung một căn bệnh viêm niệu đạo do lậu.
- Sức khỏe2 ngày trướcBé gái bị cha mẹ mắng ham chơi không lo học dẫn uống 28 viên thuốc trầm cảm, phải nhập viện cấp cứu.
- Sức khỏe2 ngày trướcBệnh nhân nữ, 56 tuổi vào viện khám với biểu hiện nuốt đau, sưng nề cùng cổ, sờ thấy khối cứng, không di động.
- Sức khỏe2 ngày trướcLina Medina, ở Peru, được y học ghi nhận là bà mẹ trẻ nhất thế giới khi sinh con trai khỏe mạnh dù mới 5 tuổi.
- Sức khỏe2 ngày trướcNăm 2020, số lượng ca tử vong vì ung thư phổi ở Việt Nam lên tới 24.000 ca, gần bằng số lượng mắc mới.