Bé trai sơ sinh bị cắt hơn nửa ruột với biểu hiện ban đầu là nôn trớ khi bú mẹ

Nhiều trẻ có biểu hiện bị nôn trớ khi bú mẹ, khi đưa đến viện thăm khám các bác sĩ phát hiện căn bệnh nguy hiểm phải cắt bỏ ruột, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều trẻ có biểu hiện bị nôn trớ khi bú mẹ, khi đưa đến viện thăm khám các bác sĩ phát hiện căn bệnh nguy hiểm phải cắt bỏ ruột, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi chào đời được ba ngày, cháu T.B.M. (Nam Định) bỗng nhiên xuất hiện triệu chứng nôn dịch xanh, dịch vàng và đi ngoài phân máu. Đặc biệt, trẻ bú tới đâu là nôn trớ tới đó.

Khi đi khám tại bệnh viện ở địa phương, cháu M. được chẩn đoán bị viêm ruột và cho điều trị nội khoa. Tuy nhiên, do bệnh ngày càng trầm trọng nên gia đình đã chuyển cháu M. lên BV Nhi Trung ương điều trị.

Tại đây, bệnh nhi trong tình trạng kích thích, mất nước nên vật vã, quấy khóc. Bên cạnh đó, trẻ chướng bụng, đặt xông dạ dày ra dịch xanh, thăm hậu môn thấy phân đen lẫn máu cũ. Sau khi thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ chẩn đoán cháu M. không phải bị Viêm ruột  thông thường mà mắc phải căn bệnh “ruột quay bất toàn”, nguy hiểm tới tính mạng.

Ths.BS Vũ Mạnh Hoàn – Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, khi tiến hành phẫu thuật, phần ruột của cháu M. bị xoắn toàn bộ dẫn tới phù nề, tím ngắt và hoại tử.

Bé trai sơ sinh bị cắt hơn nửa ruột với biểu hiện ban đầu là nôn trớ khi bú mẹ-1

BS Hoàn đang thăm khám cho bệnh nhi sơ sinh bị xoắn ruột.

Do ruột đã bị hoại tử, nên các bác sĩ đã phải phẫu thuật cắt bỏ phần ruột non bị hoại tử hoàn toàn. Sau đó, cháu M. còn phải trải qua 2 ca phẫu thuật khác để làm hậu môn nhân tạo và nối ruột cho bệnh nhi.

“Bệnh nhi đã phải cắt bỏ 80cm ruột, phần ruột được cứu sống chỉ còn lại non nửa, khoảng 70cm. Dù trẻ phải trải qua 3 lần phẫu thuật nhưng cứu sống được cháu cũng đã là điều vô cùng may mắn. Trường hợp cháu M., nếu nhập viện muộn hơn một vài ngày, tình trạng hoại tử ruột trầm trọng hơn thì các bác sĩ khó lòng cứu chữa”, BS Hoàn chia sẻ.

BS Hoàn cho biết, ruột xoay bất toàn là một dị tật tương đối ít gặp của đường tiêu hoá. Lâm sàng thường biểu hiện ở sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể âm thầm không triệu chứng đến khi tình trạng xoắn ruột xảy ra.

Khi trẻ mắc bệnh, có thể có những biểu hiện rầm rộ, cấp tính như nôn dịch xanh, dịch vàng, bụng chướng, đi ngoài phân máu, nhưng cũng có khi lại chỉ đau bụng thoảng qua, chán ăn, thường xuyên nôn trớ…

Ruột quay bất toàn cũng dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh nội khoa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm ruột, nôn chu kỳ, điều đó dẫn tới nhiều nguy cơ, điển hình nhất là trẻ có thể bị hoại tử ruột nghiêm trọng dẫn tới tử vong.

“Khi trẻ có những biểu hiện trên, việc đầu tiên là phải loại trừ các nguyên nhân ngoại khoa, trong đó có bệnh ruột quay bất toàn trước khi xử lý nội khoa.

Căn bệnh này có thể dễ dàng xác định nếu các bác sĩ lâm sàng hiểu và nghĩ tới bệnh, tiến hành chụp lưu thông đường tiêu hóa với thuốc cản quang, siêu âm, cắt lớp”, BS Vũ Mạnh Hoàn chia sẻ.

Theo Khám phá


trai sơ sinh

viêm ruột


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.