Bệnh nhân 14 tuổi nhập viện vì đột quỵ

Trong số 1.000 ca đột quỵ mà Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một tháng qua, 10% (tức 100 ca) là bệnh nhân trẻ (dưới 44 tuổi). Hiện, trung tâm chữa trị 10 ca bệnh trẻ, trong đó có bệnh nhi chỉ mới 14 tuổi.

PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai trong buổi lễ ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác về Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống đột quỵ tại Việt Nam 2021 - 2023, cho biết, trong một tháng từ khi thành lập, trung tâm tiếp nhận khoảng 1.000 ca đột quỵ. Trong số này, 10% (tức 100 ca) là bệnh nhân trẻ (dưới 44 tuổi). Hiện, trung tâm chữa trị 10 ca bệnh trẻ, trong đó có bệnh nhi chỉ mới 14 tuổi.

Theo bác sĩ Tôn, bệnh nhân có xu hướng trẻ hoá, liên quan đến các nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, tim mạch, lối sống không lành mạnh như hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu bia...

Bác sĩ Tôn khuyến cáo, với với người trẻ, để giảm nguy cơ đột quỵ cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ, nếu có cần điều trị sớm. Với bệnh nhân trong gia đình có người từng bất thường mạch máu, tăng đông nên được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa để được sàng lọc loại trừ yếu tố nguy cơ.

Bệnh nhân 14 tuổi nhập viện vì đột quỵ-1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ tại trung tâm (Ảnh: BVCC)

Ông cũng chia sẻ thêm, khoảng 1/3 các ca đột quỵ xuất hiện sau khi có một hoặc nhiều cơn đột quỵ nhẹ hay còn gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra do tình trạng ngừng tạm thời việc cung cấp máu lên não. Các dấu hiệu như mất thị lực đột ngột, yếu một cánh tay hoặc chân trong ít phút có thể xuất hiện do các cơn thiếu máu não thoáng qua. Sau đó khả nặng vận động có thể sớm trở lại, điều này tạo nên cảm giác chủ quan cho người bệnh, tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu bỏ qua. Đây thường là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý đột quỵ não.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nhận định nếu người dân biết các yếu tố nguy cơ, hay các dấu hiệu cảnh báo, được cấp cứu kịp thời trong "thời gian vàng" đối với bệnh đột quỵ sẽ giảm bớt gánh nặng cho các gia đình và cho toàn xã hội.

Theo ông Khuê, đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tàn tật và phổ biến thứ ba gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Mặc dù nhiều người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ, nhưng họ vẫn phải chịu các di chứng nặng nề, thậm chí là mất khả năng lao động, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Thông thường, đột quỵ thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, tỷ lệ người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ.

Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

"Do đó, việc tăng cường khả năng tiếp cận các thông tin về phòng ngừa và điều trị bệnh đột quỵ trở nên rất cần thiết và quan trọng", ông Khuê nhấn mạnh.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/benh-nhan-14-tuoi-nhap-vien-vi-dot-quy-162201912185549627.htm

đột quỵ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.