Bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày tăng mạnh do nắng nóng: Chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay điều này để cứu người bệnh

PGS.TS Nguyễn Văn Chi (Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, nắng nóng hiện tại là yếu tố thuận lợi nhất làm gia tăng đột quỵ. Vậy phải làm sao ngay khi có bệnh nhân đột quỵ ngay trước mắt bạn?

PGS.TS Nguyễn Văn Chi (Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, nắng nóng hiện tại là yếu tố thuận lợi nhất làm gia tăng đột quỵ. Vậy phải làm sao ngay khi có bệnh nhân đột quỵ ngay trước mắt bạn?

Mỗi ngày có đến hàng chục bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi (Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai), thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc điều kiện khắc nghiệt khác làm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ phát huy, tác động mạnh mẽ đến người bệnh, khiến nguy cơ đột quỵ cao hơn.

BS Chi cho biết, bệnh viện Bạch Mai hiện nay tiếp nhận khoảng vài chục bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong những ngày nắng nóng, số bệnh nhân đột quỵ được ghi nhận tăng lên trông thấy.

Bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày tăng mạnh do nắng nóng: Chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay điều này để cứu người bệnh-1

Bệnh viện Bạch Mai hiện nay tiếp nhận khoảng vài chục bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong những ngày nắng nóng, số bệnh nhân đột quỵ được ghi nhận tăng lên trông thấy.

Theo vị chuyên gia này, thời tiết nắng nóng là một trong những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: Cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì...

Bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày tăng mạnh do nắng nóng: Chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay điều này để cứu người bệnh-2

Khi thời tiết nóng bức sẽ gây căng thẳng, khó chịu, người bệnh quên uống thuốc, ngại đi khám..., dẫn đến tình trạng bất ổn tăng lên. Nhiều bệnh nhân không kiểm soát các yếu tố nguy cơ càng làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ

Đặc biệt, hiện đột quỵ không phải chỉ gặp ở người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi cũng bị. Mới đây, một bác sĩ trẻ ở Hà Nội bị đột quỵ khi đi đá bóng. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu 2 ngày trước. Anh không có triệu chứng báo trước nào của yếu tố nguy cơ như cao huyết áp hay tiểu đường. Anh được các bác sĩ cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi. BS Chi nhận định đây là trường hợp rất đáng tiếc, khuyến cáo bất cứ ai cũng cần hết sức cảnh giác, nắm rõ cách cứu bệnh nhân đột quỵ ngay khi cần.

Bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày tăng mạnh do nắng nóng: Chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay điều này để cứu người bệnh-3

Đột quỵ không phải chỉ gặp ở người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi cũng bị.

Sơ cứu đúng cách cho bệnh nhân đột quỵ trong lúc đợi xe cấp cứu

Ngay khi thấy một người có dấu hiệu đột quỵ như đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội; hoặc đột ngột nói khó, không nói được, rối loạn tiếng nói, méo mồm, liệt mặt; hoặc đột ngột mất, giảm mạnh thị lực 1-2 phút; hoặc yếu tay chân, người sơ cứu cần xác định đối tượng đã bị đột quỵ.

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể yêu cầu người bệnh nói – cười – giơ tay chân. Khi nói, bệnh nhân có biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chữ, không nói được. Khi cười nhận thấy biểu hiện mồm méo, lệch một bên. 

Khi giơ tay chào, nhấc chân, bệnh nhân không giơ tay lên chào được, nhấc chân thấy khó hoặc không nhấc được, giơ hai tay ngang vai thì một bên bị sệ hơn. 3 dấu hiệu chính này là biểu hiện rõ nhất của đột quỵ.

Bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày tăng mạnh do nắng nóng: Chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay điều này để cứu người bệnh-4

Ngay khi thấy một người có dấu hiệu đột quỵ như đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội; hoặc đột ngột nói khó... cần nhanh chóng gọi cấp cứu.

Ngay sau khi xác định bệnh nhân bị đột quỵ cần nhanh chóng làm theo những bước sau:

- Gọi xe cấp cứu 115 càng nhanh càng tốt.

- Trong trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa thể tiếp cận được thì cần chuyển an toàn người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ. Chú ý di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, tránh va đập, rung lắc mạnh. Không để bệnh nhân tự di chuyển vì có thể ngã.

- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát dấu hiệu bất thường.

- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu kê cao 30-45 độ, trang phục nếu mặc quá nhiều thì cần cởi bớt, đảm bảo mặc quần áo thoáng.

Bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày tăng mạnh do nắng nóng: Chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay điều này để cứu người bệnh-5

Nghiêm cấm cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.

- Nếu người bệnh nôn thì nhanh chóng lau sạch chất nôn hoặc đờm dãi, thức ăn trong miệng để thở tốt, tránh hít sặc vào phổi.

- Ghi chú những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.

- Luôn phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não.

- Nghiêm cấm cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.

Theo Helino


nắng nóng

đột quỵ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.