- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bệnh nhân mắc cúm A/H9N2 sống gần nơi giết mổ gia cầm, chưa tiêm phòng vaccine cúm
Nam bệnh nhân 37 tuổi tỉnh Tiền Giang - là trường hợp đầu tiên mắc cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam - sống đối diện với nhà người thân trực tiếp giết mổ và kinh doanh buôn bán gia cầm. Người bệnh chưa từng tiêm phòng vaccine cúm và vaccine phòng Covid-19.
Ngày 7/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) đã thông tin thêm về ca bệnh nhiễm cúm gia cầm A/H9N2 đầu tiên trên cả nước.
Theo đó, bệnh nhân nam 37 tuổi ngụ tỉnh Tiền Giang được chuyển lên TPHCM điều trị với chẩn đoán theo dõi xuất huyết tiêu hóa trên nền loét dạ dày, kèm xơ gan do rượu, theo dõi nhiễm trùng huyết. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có tình trạng viêm phổi nên được chỉ định lấy mẫu làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm lần 1 cho kết quả dương tính cúm A.
Ngày 1/4, xét nghiệm lần 2 bằng phương pháp giải mã trình tự gen do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) thực hiện có kết quả là bộ gene của virus cúm A/H9N2.
Theo điều tra sơ bộ, bệnh nhân sinh sống và làm việc ở gần nhà, chưa từng tiêm phòng vaccine cúm và vaccine phòng Covid-19. Đối diện nhà bệnh nhân là nhà người thân có trực tiếp giết mổ và kinh doanh buôn bán gia cầm. Bệnh nhân không trực tiếp tiếp xúc với gia cầm. Hiện tại, tình hình sức khỏe của những người trong gia đình đều khỏe mạnh, đồng thời cũng chưa ghi nhận gia cầm chết hay biểu hiện bất thường ở khu vực bệnh nhân sinh sống.
Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thực hiện cách ly, điều trị và chăm sóc người bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế về cúm gia cầm, theo dõi tình trạng sức khỏe nhân viên y tế đã chăm sóc cho bệnh nhân. Được biết, tất cả nhân viên khi tiếp xúc với bệnh nhân đều mang phương tiện phòng hộ theo quy định.
Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - Ảnh: Đông Quân
Sở Y tế cũng đã chỉ đạo HCDC báo cáo Viện Pasteur TPHCM và phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Tiền Giang tiếp tục điều tra dịch tễ, nhất là tiền sử đi lại và tiếp xúc của người bệnh, cũng như theo dõi và hướng dẫn những người thân tiếp xúc gần với bệnh nhân tự theo dõi sức khỏe tại nhà, thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn. Đồng thời chia sẻ thông tin cho Chi cục Chăn nuôi và Thú Y Thành phố để thực hiện báo cáo và giám sát đàn gia cầm, vật nuôi.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm là một họ virus lớn gồm 4 type A, B, C và D. Trong đó nhóm A và B thường gây những vụ dịch cúm mùa trên người, đặc biệt cúm A có thể gây ra những đại dịch cúm trên thế giới.
Cúm A/H9N2 là virus độc lực thấp, lưu hành trong đàn gia cầm ở châu Phi, châu Á, Trung Đông và châu Âu. Từ sau khi ca H9N2 trên người đầu tiên được báo cáo vào cuối thập niên 1990, đến nay vẫn phát hiện virus rải rác trên người, heo và một số động vật có vú khác và vẫn cần được quan tâm giám sát, dự phòng.
TS.BS Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, trên thế giới, cúm A/H9N2 được ghi nhận trên người từ năm 1998 tại Trung Quốc. Đến nay đã có 135 trường hợp cúm A/H9N2 ghi nhận trên người. Nguồn lây lan chủ yếu là từ động vật (gia cầm) sang người, chưa có bằng chứng cho thấy lây từ người sang người.
Những bệnh nhân được ghi nhận mắc chủng cúm này thường có biểu hiện nhẹ vừa. Tuy nhiên đã có hai trường hợp mắc cúm A/H9N2 trên thế giới tử vong (có mắc thêm bệnh nền, suy giảm miễn dịch). Trường hợp mắc cúm A/H9N2 ở Tiền Giang đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cũng có bệnh nền nặng.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
-
Sức khỏe1 giờ trướcNgười đàn ông 65 tuổi ở Phú Yên đến việm khám với triệu chứng đau thắt lưng, bất ngờ được chẩn đoán ung thư phổi di căn.
-
Sức khỏe1 giờ trướcNgoài chế độ ăn uống lành mạnh, hạt chia là một trong những phương pháp tự nhiên có thể hỗ trợ bạn giảm cân dễ dàng hơn.
-
Sức khỏe2 giờ trướcCủ gừng là gia vị quen thuộc với ẩm thực của người Việt Nam, hơn nữa đây còn là vị thuốc Đông y nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe3 giờ trướcNghệ có cả đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng dùng nhiều nghệ có gây hại gì không?
-
Sức khỏe3 giờ trướcĐau bụng sau ăn, đại tiện bất thường là các dấu hiệu cảnh báo đại tràng đang gặp trục trặc, thậm chí ung thư.
-
Mưa lũ lớn ở miền BắcSức khỏe3 giờ trướcSau cơn bão số 3 Yagi, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân gặp nạn do mưa lũ, nhiều khoa quá tải giường bệnh.
-
Sức khỏe5 giờ trướcKiểm soát cân nặng thông qua chạy bộ và nhảy dây được nhiều người áp dụng, nhưng không phải ai cũng biết môn nào có lợi cho quá trình đốt cháy mỡ hơn.
-
Sức khỏe6 giờ trướcCùng anh trai 7 tuổi uống hết 1/3 chai rượu ngâm cây gió cùng với mật ong, bé gái 4 tuổi có biểu hiện nôn, tím tái... được gia đình đưa đến viện khám.
-
Sức khỏe6 giờ trướcNhững thực phẩm quen thuộc này giúp vị chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu lịch sử văn hóa ẩm thực của Nhật bảo vệ tim mạch, sống khỏe và ngăn ngừa mất trí nhớ.
-
Sức khỏe7 giờ trướcRau dền, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với khả năng bổ máu tuyệt vời nhờ hàm lượng sắt dồi dào. Tuy nhiên, có những nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng loại rau này, nếu không muốn "gậy ông đập lưng ông".
-
Sức khỏe7 giờ trướcTrong quá trình tự thụt tháo, bệnh nhân thấy đau dữ dội vùng bụng dưới kèm chảy máu qua hậu môn nên đến được đưa đi cấp cứu.
-
Sức khỏe8 giờ trướcMột nguy cơ “sát sườn” đe dọa cuộc sống bình yên của con người đó là ngộ độc thực phẩm trong và sau mùa bão lũ.
-
Sức khỏe8 giờ trướcCác bệnh thường gặp về đường tiêu hóa sau bão lũ là tiêu chảy do vi khuẩn E.coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNước chanh là thức uống được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể uống được, vậy ai không nên uống nước chanh?