- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bệnh nhân mổ sỏi thận 6 lần vẫn tái phát, bác sĩ "hoảng" tìm ra bệnh hiếm
Thứ hai, 02/04/2018 14:44
Làm bác sĩ 20 năm nhưng tôi chưa gặp bệnh nhân nào mổ sỏi thận những 6 lần. Không biết các bác sĩ khác thì sao? Tôi nghĩ nên tìm nguyên nhân sỏi tái phát cho bệnh nhân.
Làm bác sĩ 20 năm nhưng tôi chưa gặp bệnh nhân nào mổ sỏi thận những 6 lần. Không biết các bác sĩ khác thì sao? Tôi nghĩ nên tìm nguyên nhân sỏi tái phát cho bệnh nhân.
Khoảng một tháng trước, tôi khám cho một bệnh nhân đái tháo đường khoảng 3 năm. Bà khai là đường huyết khoảng 100 mg% và đang điều trị BHYT dưới quê.
Nghĩ thầm đường huyết 100 mg% là trên cả tuyệt vời rồi, lại có BHYT sao bệnh nhân còn bỏ tiền đi khám tư?
May mà tôi chưa quên những bài học cơ bản ở trường Y là phải khai thác lý do chính khiến bệnh nhân đến khám bệnh, bèn hỏi "Bác ơi, đường tốt vậy sao còn phải đến đây khám chi cho tốn tiền?".

Bệnh nhân trả lời rằng biết đường tốt rồi nhưng biến chứng nghiêm trọng quá, bà không chịu nổi. Bà cho rằng đây là biến chứng đái tháo đường. Đầu tiên là đau, từ đầu đến chân chỗ nào cũng đau, tiếp theo là khó ngủ, rồi đến táo bón. Người không lúc nào được yên.
Tôi hỏi bà uống được ngày mấy lít nước, ăn rau nhiều không mà bị bón. Nói đến đây, bà xổ luôn một bầu tâm sự: "Trời ơi, tui uống nước từ sáng đến tối, rồi từ tối đến sáng, đi tiểu lu bù, lúc nào cũng khát".
Người con trai nói thêm:
- Tại mẹ em bị sỏi thận đấy bác sĩ, nên mẹ uống nước nhiều từ năm 30 tuổi đến nay lận. Mẹ mổ sỏi thận 6 lần rồi, mà giờ nó tái lại đầy hai bên, bác sĩ chưa dám mổ".
Tôi khựng lại suy nghĩ. Làm bác sĩ 20 năm nhưng tôi chưa gặp bệnh nhân nào mổ sỏi thận những 6 lần. Không biết các bác sĩ khác thì sao? Có lẽ tôi không làm ở chuyên khoa niệu nên không biết hết chăng?
Nhưng các bác sĩ đều biết rằng sỏi thận không tự nhiên sinh ra, mà là do các chất chuyển hoá trong cơ thể bị ứ đọng lại. Ứ acid uric (gout) thì gây sỏi Urat, còn ứ canxi thì gây sỏi canxi...
Nhưng nói gì thì nói, thông thường bệnh nhân mổ 2 hay 3 lần là thấy "ông bà ông vải" rồi, mà bác sĩ cũng bắt đầu run. Nói thật, là bác sĩ phẫu thuật, gặp mấy ca như thế này tôi cũng chưa dám chắc có dám cầm dao lên mổ không.
Tôi nghĩ nên tìm nguyên nhân sỏi tái phát cho bệnh nhân. Trong chuyên ngành Nội tiết có một bệnh liên quan dến sỏi thận tái phát, đó là cường tuyến cận giáp.
Xâu chuỗi các triệu chứng và sự kiện, tôi quyết định lần tái khám sau sẽ cho bệnh nhân kiểm tra calci trong máu và PTH.

Kết quả xét nghiệm huyết học và PTH của bệnh nhân (Bác sĩ đã xin phép bệnh nhân trước khi đăng kết quả xét nghiệm).
Cường cận giáp là bệnh gì?
Cường cận giáp là bệnh lý hiếm, tỉ lệ 0,1%, khó phát hiện vì triệu chứng mơ hồ. Trong 20 năm làm bác sĩ tôi chỉ gặp được 4 ca và đây là ca thứ 5.
Bệnh lý gây ra do sự gia tăng của hormon tuyến cận giáp PTH (Para Thyroid Hormon) làm ảnh hưởng đến chuyển hoá canxi, tăng canxi trong máu, do đó ảnh hưởng đến chất lượng xương và gây sỏi thận, đặc biệt là ở người còn rất trẻ.

Hormon PTH tăng, ảnh hưởng đến chuyển hóa canxi trong máu.
Sỏi thận này tái phát thường xuyên và dường như là biểu hiện duy nhất của cường cận giáp trong giai đoạn đầu. Tiếc là bệnh nhân bị sỏi thận chỉ đến khám bác sĩ ngoại niệu chứ không khám nội tiết.
Bệnh nhân kể trên đã có đủ cơ sở của bệnh, cần nhập viện để tìm vị trí u tuyến cận giáp và phẫu thuật lấy u. Ngày ra viện, bệnh nhân rất vui và rối rít cám ơn bác sĩ. Hạnh phúc của người làm ngành y là ở chỗ ấy.
Không chỉ trong tình yêu đôi lứa, hay quan hệ gia đình, tôi nghĩ làm bác sĩ và bệnh nhân cũng phải có duyên mới gặp được nhau.
CÁC TRIỆU CHỨNG CƯỜNG CẬN GIÁP
- Sỏi thận tái phát
- Khát thường xuyên
- Tiểu nhiều
- Đau nhức xương do bị huỷ xương
- Dễ gãy xương
- U xương trên X Quang, biến dạng xương.
- Táo bón.
- Đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, thay đổi tâm tính.
BIẾN CHỨNG CƯỜNG CẬN GIÁP
- Gãy xương
- Nhiễm trùng tiểu do sỏi và tắc nghẽn đường tiểu
- Suy thận
- Rối loạn ý thức
- Suy thận
- Lắng đọng calci mô mềm
- Loét tiêu hoá
- Viêm tuỵ
- Hạ calci máu ở trẻ sơ sinh có mẹ cường cận giáp.
Khoảng một tháng trước, tôi khám cho một bệnh nhân đái tháo đường khoảng 3 năm. Bà khai là đường huyết khoảng 100 mg% và đang điều trị BHYT dưới quê.
Nghĩ thầm đường huyết 100 mg% là trên cả tuyệt vời rồi, lại có BHYT sao bệnh nhân còn bỏ tiền đi khám tư?
May mà tôi chưa quên những bài học cơ bản ở trường Y là phải khai thác lý do chính khiến bệnh nhân đến khám bệnh, bèn hỏi "Bác ơi, đường tốt vậy sao còn phải đến đây khám chi cho tốn tiền?".

Bệnh nhân trả lời rằng biết đường tốt rồi nhưng biến chứng nghiêm trọng quá, bà không chịu nổi. Bà cho rằng đây là biến chứng đái tháo đường. Đầu tiên là đau, từ đầu đến chân chỗ nào cũng đau, tiếp theo là khó ngủ, rồi đến táo bón. Người không lúc nào được yên.
Tôi hỏi bà uống được ngày mấy lít nước, ăn rau nhiều không mà bị bón. Nói đến đây, bà xổ luôn một bầu tâm sự: "Trời ơi, tui uống nước từ sáng đến tối, rồi từ tối đến sáng, đi tiểu lu bù, lúc nào cũng khát".
Người con trai nói thêm:
- Tại mẹ em bị sỏi thận đấy bác sĩ, nên mẹ uống nước nhiều từ năm 30 tuổi đến nay lận. Mẹ mổ sỏi thận 6 lần rồi, mà giờ nó tái lại đầy hai bên, bác sĩ chưa dám mổ".
Tôi khựng lại suy nghĩ. Làm bác sĩ 20 năm nhưng tôi chưa gặp bệnh nhân nào mổ sỏi thận những 6 lần. Không biết các bác sĩ khác thì sao? Có lẽ tôi không làm ở chuyên khoa niệu nên không biết hết chăng?
Nhưng các bác sĩ đều biết rằng sỏi thận không tự nhiên sinh ra, mà là do các chất chuyển hoá trong cơ thể bị ứ đọng lại. Ứ acid uric (gout) thì gây sỏi Urat, còn ứ canxi thì gây sỏi canxi...
Nhưng nói gì thì nói, thông thường bệnh nhân mổ 2 hay 3 lần là thấy "ông bà ông vải" rồi, mà bác sĩ cũng bắt đầu run. Nói thật, là bác sĩ phẫu thuật, gặp mấy ca như thế này tôi cũng chưa dám chắc có dám cầm dao lên mổ không.
Tôi nghĩ nên tìm nguyên nhân sỏi tái phát cho bệnh nhân. Trong chuyên ngành Nội tiết có một bệnh liên quan dến sỏi thận tái phát, đó là cường tuyến cận giáp.
Xâu chuỗi các triệu chứng và sự kiện, tôi quyết định lần tái khám sau sẽ cho bệnh nhân kiểm tra calci trong máu và PTH.

Kết quả xét nghiệm huyết học và PTH của bệnh nhân (Bác sĩ đã xin phép bệnh nhân trước khi đăng kết quả xét nghiệm).
Cường cận giáp là bệnh gì?
Cường cận giáp là bệnh lý hiếm, tỉ lệ 0,1%, khó phát hiện vì triệu chứng mơ hồ. Trong 20 năm làm bác sĩ tôi chỉ gặp được 4 ca và đây là ca thứ 5.
Bệnh lý gây ra do sự gia tăng của hormon tuyến cận giáp PTH (Para Thyroid Hormon) làm ảnh hưởng đến chuyển hoá canxi, tăng canxi trong máu, do đó ảnh hưởng đến chất lượng xương và gây sỏi thận, đặc biệt là ở người còn rất trẻ.

Hormon PTH tăng, ảnh hưởng đến chuyển hóa canxi trong máu.
Sỏi thận này tái phát thường xuyên và dường như là biểu hiện duy nhất của cường cận giáp trong giai đoạn đầu. Tiếc là bệnh nhân bị sỏi thận chỉ đến khám bác sĩ ngoại niệu chứ không khám nội tiết.
Bệnh nhân kể trên đã có đủ cơ sở của bệnh, cần nhập viện để tìm vị trí u tuyến cận giáp và phẫu thuật lấy u. Ngày ra viện, bệnh nhân rất vui và rối rít cám ơn bác sĩ. Hạnh phúc của người làm ngành y là ở chỗ ấy.
Không chỉ trong tình yêu đôi lứa, hay quan hệ gia đình, tôi nghĩ làm bác sĩ và bệnh nhân cũng phải có duyên mới gặp được nhau.
CÁC TRIỆU CHỨNG CƯỜNG CẬN GIÁP
- Sỏi thận tái phát
- Khát thường xuyên
- Tiểu nhiều
- Đau nhức xương do bị huỷ xương
- Dễ gãy xương
- U xương trên X Quang, biến dạng xương.
- Táo bón.
- Đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, thay đổi tâm tính.
BIẾN CHỨNG CƯỜNG CẬN GIÁP
- Gãy xương
- Nhiễm trùng tiểu do sỏi và tắc nghẽn đường tiểu
- Suy thận
- Rối loạn ý thức
- Suy thận
- Lắng đọng calci mô mềm
- Loét tiêu hoá
- Viêm tuỵ
- Hạ calci máu ở trẻ sơ sinh có mẹ cường cận giáp.
Theo Trí thức trẻ
Gửi bình luận
- Sức khỏe50 phút trướcMột nghiên cứu mới tiết lộ rằng virus gây ra bệnh Covid-19 có thể tồn tại trên vải, chẳng hạn như quần áo hoặc vải bọc, đến 3 ngày.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 giờ trướcBản tin 18h ngày 25/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 8 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng Hải Dương có 7 ca; 01 ca ở Tây Ninh là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
- Sức khỏe1 giờ trướcNếu như bạn mua thuốc uống, vận động linh hoạt mà cơn đau vai gáy không hề thuyên giảm thì rất nên đến viện để kiểm tra 3 loại ung thư dưới đây.
- Sức khỏe4 giờ trướcMới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận bệnh nhân gặp tai nạn chấn thương dương vật với tình trạng đau, sưng to, tím tái, dương vật vẹo phải.
- Sức khỏe5 giờ trướcNgay trong đêm 24/2, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện Tứ Kỳ đã quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch: khoanh vùng, phong toả, truy vết thần tốc, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly, dập dịch.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe7 giờ trướcNữ bệnh nhân 48 tuổi trú tại Cầu Giấy được xuất viện sau 3 lần âm tính. Ngày 24/2, bà được lấy mẫu theo dõi sau ra viện, kết quả dương tính ngày 25/2, được chuyển Bệnh viện Nhiệt đới trung ương 2 để tiếp tục cách ly, điều trị.
- Sức khỏe9 giờ trướcNgày 24/2, lô vắc xin Astra Zeneca phòng Covid-19 đầu tiên của Anh đã về Việt Nam và hiện Bộ Y tế đang nhanh chóng lên kế hoạch tiêm ngay trong tháng 3 tới.
- Sức khỏe10 giờ trướcCác bác sĩ xác định cháu P. bị nhiễm khuẩn Whitmore trên vết thương do gà mổ.
- Sức khỏe12 giờ trướcTình trạng của Dae'Shun Jamison là lời cảnh báo biến chứng nguy hiểm mà Covid-19 có thể gây ra cho trẻ em, nhóm bệnh nhân rất dễ bị tổn thương.
- Sức khỏe1 ngày trướcCăn bệnh ung thư da đầu không phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp, và vì xảy ra ở vùng đầu nên dễ di căn vào não gây nguy cơ tử vong cao.
- Chiều 24/2 có thêm 9 ca nhiễm Covid-19 tại Hải Dương, đều trong khu vực đã được phong toả và cách lySức khỏe1 ngày trướcChiều 24/2, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố thêm 9 ca mắc mới (2404-2412) tại Hải Dương.