- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bệnh sởi ở TP.HCM diễn biến phức tạp, Bộ Y tế có chỉ đạo khẩn
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế TP.HCM liên quan đến việc tăng cường phòng chống và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hiện nay, tình hình bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang có diễn biến phức tạp. Để bảo đảm an toàn, giảm thiểu thấp nhất lây nhiễm nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương thực hiện triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi trên địa bàn toàn thành phố, bao gồm cả hoạt động tiêm chủng.
Theo đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị người bệnh sởi kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong, bao gồm các hoạt động trọng tâm.
Tiêm vaccine lưu động tại khu trọ có 2 ca bệnh sởi trên địa bàn phường Bình Chiểu. Ảnh bác sĩ cung cấp
Thứ nhất là chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện ứng phó với bệnh dịch. Thông qua việc kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch của đơn vị; Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch dự phòng và ứng phó với bệnh dịch theo các mức độ, quy mô của dịch; Ban hành các hướng dẫn, quy trình ứng phó khi có ca bệnh nhiễm, nghi nhiễm sởi đến khám tại đơn vị, bao gồm quy trình phân luồng, khám sàng lọc, cách ly, đưa người nhiễm vào khu điều trị;
Sẵn sàng nguồn lực, các khu vực cách ly điều trị hoặc cách ly tạm thời cho người bệnh nhiễm, nghi nhiễm sởi tùy theo quy mô và chỉ đạo của chính quyền, cơ quan quản lý y tế địa phương; Bảo đảm đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết cho nhân viên y tế khám, điều trị, chăm sóc trực tiếp cho các ca nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi; Tiến hành phối hợp điều tra dịch ngay khi có ca bệnh sởi đầu tiên.
Thứ 2 tuân thủ nghiêm các biện pháp kiểm soát lây nhiễm sởi. Cần tăng cường hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm và cách ly kịp thời ca nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các trường hợp nhẹ, không có biến chứng có thể hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà, trạm y tế.
Thực hiện cách ly ngay người bệnh nghi ngờ hoặc được chẩn đoán mắc sởi trong phòng cách ly có thông khí tốt, cách xa các phòng bệnh khác hoặc khu vực đông người đi lại. Áp dụng phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường không khí cho người bệnh sởi trong giai đoạn lây nhiễm.
Sử dụng đúng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc, điều trị người bệnh sởi hoặc nghi mắc sởi như khẩu trang N95 hoặc tương đương, áo choàng, găng tay.
Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh mắc sởi hoặc môi trường xung quanh. Vệ sinh và khử trùng thường xuyên tất cả các bề mặt, đồ vật trong phòng cách ly để loại bỏ virus sởi.
Hạn chế số lượng người thăm bệnh và chỉ cho phép những người đã được tiêm phòng sởi đầy đủ vào thăm người bệnh mắc sởi. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ việc tuân thủ các quy định, quy trình về phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh.
Thứ 3, tiêm vaccine phòng bệnh. Thông qua việc hỗ trợ nhân viên y tế, người bệnh có tiếp xúc với trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi để đánh giá tình trạng miễn dịch và tiêm phòng đầy đủ.
Thứ 4 cần tăng cường thực hiện các biện pháp truyền thông về phòng ngừa lây nhiễm, cách phát hiện và xử trí khi có người nghi nhiễm sởi cho nhân viên y tế, người dân tại cộng đồng và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Tập huấn về sàng lọc, khám, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm sởi cho nhân viên y tế để sẵn sàng trong tình huống có dịch trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh; Chỉ đạo các địa phương tăng cường truyền thông, thực hiện và quản lý tiêm phòng sởi cho trẻ em; kiểm tra, dự trù đủ vaccine.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Sở Y tế TP.HCM cần phối hợp tốt trong công tác phòng chống dịch. Theo đó các tổ chức phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế tại địa phương, vùng và quốc gia để cập nhật thông tin về bệnh sởi. Đồng thời thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm soát bệnh dịch theo quy định.
Theo VOV
-
Sức khỏe7 giờ trướcSau khi bị chó cắn, người đàn ông không đi tiêm vắc xin mà đến thầy lang lấy "nọc độc”. Đến vài tháng sau phát bệnh và qua đời do mắc bệnh dại.
-
Sức khỏe8 giờ trướcRau mùi là loại rau quen thuộc trong mâm cơm cỗ trong ngày Tết, vậy uống nước rau mùi mỗi ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe10 giờ trướcChế độ ăn chuối để giữ dáng, giảm cân rất phổ biến, nhưng nên ăn vào thời điểm nào trong ngày để tăng hiệu quả giảm cân thì không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe13 giờ trướcMột nghiên cứu từ dựa trên hơn 8.700 người Nhật Bản đã tiết lộ thêm tác dụng thần kỳ lên sức khỏe của những tách trà xanh.
-
Sức khỏe13 giờ trướcNước ép hành tây là một phương pháp chữa đau dạ dày tự nhiên hiệu quả nhờ đặc tính tiêu hóa, chống viêm và kháng khuẩn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcMỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân suy thận mới, nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNgười đàn ông vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do mắc cúm từ người thân và tiền sử dùng thuốc bừa bãi gây suy giảm miễn dịch.
-
Sức khỏe16 giờ trướcCó một số nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế hoặc tránh ăn tỏi vì những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra cho sức khỏe của họ.
-
Sức khỏe18 giờ trướcUống nước vỏ chanh đun sôi đúng cách sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khoẻ.
-
Sức khỏe19 giờ trướcCây rau hẹ là loại rau gia vị, thường được dùng trong nấu ăn, tác dụng tốt đối với sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNgười dân đi khám chữa bệnh có thể không cần mang theo thẻ BHYT bản giấy trong trường hợp đã xuất trình các bằng chứng khác có giá trị như thẻ BHYT, gồm: CCCD gắn chíp, tài khoản VNeID mức 2 hoặc thông tin trên ứng dụng VssID.
-
Sức khỏe23 giờ trướcCó những dấu hiệu bệnh lý nếu không được xử lý kịp thời có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBánh chưng là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết, vậy ăn bánh chưng mỗi ngày có tốt không?
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối xanh luộc là món ăn tốt cho sức khoẻ, dưới đây là 5 nhóm người được các chuyên gia khuyên nên ăn chuối xanh luộc thường xuyên.