- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bệnh tay chân miệng: Căn bệnh lây mạnh, dấu hiệu dễ bỏ qua, biến chứng cao
Để bảo vệ trẻ khỏi biến chứng của bệnh tay chân miệng, mỗi phụ huynh nên nâng cao cảnh giác phòng bệnh. Đồng thời, cần có đầy đủ kiến thức để phát hiện và xử trí kịp thời khi con mắc bệnh.
Theo thông tin của Bộ Y tế vào ngày 21/5, tính từ đầu năm 2022 nước ta đã ghi nhận 5.545 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Trong đó, có 1 trường hợp tử vong. Bộ Y tế nêu rõ, bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố. Do đó, cần phải chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài.
Để bảo vệ trẻ khỏi biến chứng của bệnh tay chân miệng, mỗi phụ huynh nên nâng cao cảnh giác phòng bệnh. Đồng thời, cần có đầy đủ kiến thức để phát hiện và xử trí kịp thời khi con mắc bệnh.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây do một nhóm virus đường ruột gây nên, có thể phát triển thành dịch.
Dịch tay chân miệng ở trẻ thường xuất hiện vào mùa hè và cuối năm, rất dễ lây lan trong môi trường đông người, có thể gây biến chứng co giật, suy hô hấp, phù phổi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Bệnh tay chân miệng lây truyền đường nào?
Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc... Trẻ hắt hơi, chảy mũi, ngậm mút đồ chơi chung với nhau là con đường lây truyền thuận lợi.
Khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, ly chén, khăn, quần áo. Nếu một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc chung trong môi trường này thì rất dễ bị lây nhiễm.
Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng
Trẻ bị tay chân miệng thường xuất hiện các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Do đó phụ huynh cần chú ý quan sát tình trạng sức khỏe của con.
Các dấu hiệu khi trẻ bị tay chân miệng bao gồm:
- Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao không thể hạ.
- Phát ban trên da, không ngứa trong 1-2 ngày. Xuất hiện các đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Phát ban ở khu vực lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, cơ quan sinh dục....
- Bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc...
- Khi bệnh chuyển sang thể nặng, trẻ có thể có các biểu hiện như quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ (cứ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc). Sốt cao không hạ - trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Giật mình liên tục.
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được xử lý kịp thời.
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Tay chân miệng khiến trẻ sốt cao khó hạ, ói nhiều, tiêu chảy, tăng đường huyết, khó thở, thở rít thanh quản. Trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Chăm sóc trẻ tay chân miệng thế nào?
Bố mẹ cần lưu ý rằng trong quá trình chăm sóc trẻ tay chân miệng cần khéo léo, kiên trì vì trẻ thường không muốn ăn và cơ thể mệt mỏi.
Lưu ý:
- Cho con ăn món con thích để con ăn được nhiều hơn.
- Cố gắng bổ sung vitamin C qua nước cam, chanh, kiwi.
- Với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh còn bú thì mẹ chú ý vệ sinh núm vú. Tăng số lần bú trong ngày bởi mỗi ngày trẻ bú không được nhiều.
- Sau khi trẻ ăn, nên súc miệng trẻ thật sạch và nhịn hoàn toàn trong 3-4 giờ sau mới cho ăn uống trở lại.
- Rửa tay thường xuyên, vệ sinh đồ chơi, đeo khẩu trang, không cho trẻ ngậm mút ngón tay, không cho trẻ ngậm núm vú giả, cắt móng tay gọn gàng...
- Không cho trẻ sinh hoạt tập thể, không đi bơi, không đi nhà trẻ để tránh lây nhiễm bệnh cho các trẻ khác.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ
Tình trạng trẻ mắc bệnh tay chân miệng có chiều hướng gia tăng, do đó để phòng bệnh cho con, bố mẹ nên làm một số việc sau:
- Cho con rửa tay sạch với xà phòng trước và sau khi ăn; sau khi đi vệ sinh cần thay tã cho trẻ;
- Đều đặn làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;
- Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh;
- Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;
- Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Sức khỏe44 phút trướcViên uống tránh thai khẩn cấp không phải phù hợp với tất cả mọi người, hay nói cách khác, không phải ai cũng dùng được viên tránh thai khẩn cấp.
-
Sức khỏe5 giờ trướcCác nhà khoa học cho biết, virus đậu mùa khỉ dường như đã đột biến với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự đoán ban đầu.
-
Sức khỏe5 giờ trướcBệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp là người trong cùng 1 gia đình bị ngộ độc sau khi ăn thịt cóc.
-
Sức khỏe6 giờ trướcTrong tháng cao điểm của mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, công việc căng thẳng hoặc đặc thù công việc làm khuya đã có một số trường hợp đột quỵ xảy ra sau khi tắm đêm hoặc tắm lạnh đột ngột.
-
Sức khỏe17 giờ trướcDo chủ quan vào biện pháp phòng tránh hoặc lựa chọn oral sex, một số người đã chịu hậu quả nặng nề khi mắc bệnh khó chữa lây truyền qua đường tình dục.
-
Sức khỏe17 giờ trướcBáo cáo nhanh từ 4 bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết (SXH) của TP.HCM cho thấy các ca bệnh nhập viện điều trị SXH đang gia tăng.
-
Sức khỏe19 giờ trướcNhiều người đang mắc sai lầm nghiêm trọng khi rửa trái cây và rau củ trước khi ăn, điều này có thể khiến người dùng có nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng.
-
Sức khỏe22 giờ trướcCác món từ lợn mang lại cho người ăn sự ngon miệng nhưng không phải bộ phận nào cũng an toàn để sử dụng
-
Sức khỏe23 giờ trướcĐể chữa đau dạ dày bạn có thể sử dụng nhiều loại thực phẩm vừa hiệu quả lại vừa giá rẻ sau.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChăm chỉ tắm hàng ngày nhưng chị em lại thường bỏ qua 4 khu vực này mà không hay biết đây chính là những vị trí vàng, tác động đúng sẽ tăng tuổi thọ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh ung thư có thể nhiều biểu hiện đa dạng, đôi khi cũng mơ hồ, không đặc hiệu, dễ bị bỏ sót và nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe thông thường khác.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChỉ cần cho thêm nguyên liệu mùa này đang sẵn vào trà xanh, ly nước của bạn sẽ đem lại nhiều công dụng sức khỏe, đặc biệt giúp trắng da và tăng tốc giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) triệu tập cuộc họp với các thành viên của Ủy ban Khẩn cấp vào ngày 23/6. Sự kiện này sẽ đánh dấu tuyên bố quan trọng với đậu mùa khỉ.