Bệnh viêm cầu thận khiến 2 học sinh ở Nghệ An tử vong nguy hiểm như thế nào?

Người mắc bệnh viêm cầu thận có thể tăng huyết áp nặng ảnh hưởng lên thần kinh gây ra, khó thở do suy tim. Nếu nặng sẽ ho trào bọt hồng, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Người mắc bệnh viêm cầu thận có thể tăng huyết áp nặng ảnh hưởng lên thần kinh gây ra, khó thở do suy tim. Nếu nặng sẽ ho trào bọt hồng, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Vừa qua, dư luận xôn xao trước sự việc một xã tại Nghệ An có hàng loạt học sinh mắc bệnh viêm cầu thận cấp, trong đó hai em vì quá nặng đã tử vong. Sự việc này rất bất thường, bởi theo nhiều chuyên gia, chứng bệnh này vốn không bùng phát thành dịch như virus. Vậy nguyên nhân gây ra viêm cầu thận cũng như mức độ nguy hiểm của nó như thế nào?

Bệnh viêm cầu thận khiến 2 học sinh ở Nghệ An tử vong nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 1.

Viêm cầu thận đang gây khi xôn dư luận thời gian vừa qua.

Liên cầu khuẩn - "thủ phạm" gây ra viêm cầu thận cấp

ThS BS. Huỳnh Ngọc Phương Thảo – Trưởng Khoa Nội Thận - Thận Nhân Tạo BV Đại học Y Dược TPHCM cho biết, bệnh viêm cầu thận cấp (hậu nhiễm liên cầu trùng) là tình trạng viêm ở cầu thận sau khi nhiễm liên cầu khuẩn tiêu huyết Bêta nhóm A.

Bệnh khởi đầu viêm họng hoặc viêm da, sau đó vi trùng không tấn công trực tiếp lên thận mà thông qua cơ chế miễn dịch, nghĩa là khi vi khuẩn bị vi khuẩn xâm nhập, cơ thể sẽ chống đỡ bằng cách sinh ra kháng thể. Kháng thể sẽ kết hợp với kháng nguyên để hình thành phức hợp kháng nguyên kháng thể. Trong điều kiện bình thường, hệ miễn dịch sẽ loại bỏ phức hợp này và người bệnh sẽ khỏe mạnh bình thường.

Tuy nhiên, ở một số người có hệ miễn dịch bị rối loạn, các phức hợp trên sẽ không bị loại bỏ đi mà trôi theo dòng máu, đến cầu thận bị mắc lại, gây ra tổn thương và biểu hiện bệnh lý.

Bệnh viêm cầu thận phát sinh do liên cầu khuẩn tiêu huyết Bêta, nhóm A. Tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể gây bệnh, còn tuỳ thuộc vào việc bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên hay viêm da mủ.

Bệnh viêm cầu thận khiến 2 học sinh ở Nghệ An tử vong nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 2.

Màu nước tiểu là một trong những cách nhận diện viêm cầu thận.

Theo BS Thảo, lứa tuổi hay mắc bệnh viêm cầu thận là từ 4-14 tuổi, trẻ dưới 2 tuổi và thanh niên trên 20 tuổi vẫn có thể gặp nhưng ít gặp hơn. Tuy nhiên, người lớn một khi phát bệnh thường gây hậu quả nặng nề hơn ở trẻ em. Đặc biệt, tỉ lệ nhiểm viêm cầu thận ở nam nhiều gấp đôi nữ.

Về ý kiến cho rằng bệnh viêm cầu thận không thể bùng phát như virus, BS Thảo cho biết, loại bệnh này thường xảy ra lẻ tẻ, tuy nhiên vẫn có thể phát sinh thành dịch. Bệnh hay gặp ở những nơi kinh tế kém phát triển, đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Hiện nay do việc sử dụng nguồn nước sạch có khử Fluoride cùng việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng giảm trên thế giới.

Bệnh viêm cầu thận nguy hiểm như thế nào?

Nói về các rủi ro khi nhiễm viêm cầu thần, BS Phương Thảo phân tích: "Sau khi bị viêm họng 2-3 tuần, một số người bệnh có triệu chứng sưng phù hai mi mắt, phù mặt hoặc toàn thân, tiểu ít, nước tiểu sậm màu, tăng huyết áp…". Nếu việc tăng huyết áp nặng có thể ảnh hưởng lên thần kinh, biểu hiện là chứng lơ mơ, ngủ gà, đau đầu dữ dội, co giật, khó thở do suy tim. Tệ hơn, bệnh nhân bị ho trào bọt hồng, suy hô hấp và cuối cùng dẫn đến tử vong.

Nguy hiểm hơn, có một số trường hợp không biểu hiện ra ngoài mà chỉ phát hiện tình cờ trên xét nghiệm như nước tiểu có nhiều đạm, máu, suy chức năng thận, kháng thể kháng vi khuẩn (ASLO) tăng cao trong máu. Nếu không thường xuyên đi kiểm tra sức khoẻ, những trường hợp này thật khó mà nói trước hậu quả.

Tuy vậy theo BS, bệnh có tiên lượng tốt, đặc biệt ở trẻ em. "Viêm cầu thận điển hình sẽ biến mất trong 1-2 tuần. Phù, tăng huyết áp sẽ khỏi khi người bệnh tiểu được. Ở trẻ em, tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cấp rất thấp, người lớn tỉ lệ tử vong có thể lên đến 25%. Tiểu máu có thể kéo dài đến 6 tháng nhưng hiếm khi quá 1 năm. Tiểu đạm nhẹ có thể kéo dài nhiều tháng. Một số người bệnh tăng huyết áp, tiểu đạm, suy thận sau 10-40 năm theo dõi" – BS Thảo nói.

Bệnh viêm cầu thận khiến 2 học sinh ở Nghệ An tử vong nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 3.

BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo cảnh báo khi người bệnh có các biểu hiện bất thường như tiểu sậm màu, phù mặt, tăng huyết áp phải đến khám ngay tại các BV có chuyên khoa Thận.

Các BS khuyên người bệnh khi đã xảy ra suy thận nên nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động, ăn ít muối lại, kiểm soát huyết áp, dung thuốc lợi tiểu, điều trị suy tim sung huyết, điều trị các biến chứng suy thận cấp. Nếu đã bệnh nặng, buộc lòng phải phải chạy thận nhân tạo, tuy nhiên chi phí điều trị thường không cao, chỉ thực sự tốn kém nếu người bệnh có biến chứng đặc biệt.

Để phòng chống bệnh viêm cầu thận, người dân cần cải thiện điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nếu trẻ bị viêm họng hoặc viêm mủ da, không tự dùng thuốc mà phải đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi để tích cực điều trị nhiễm khuẩn sớm ngay từ đầu. Nếu trẻ có biểu hiện bệnh thận như phù, tiểu ít, tiểu sậm màu, tăng huyết áp thì phải đưa trẻ đến khám với Bác sĩ chuyên khoa thận để có điều trị chuyên khoa kịp thời.

"Trẻ mắc bệnh cần cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên, cũng đừng quá hoang mang, bệnh này nói chung đa số chữa khỏi", BS Phương Thảo khuyến cáo.

Theo Trí thức trẻ


suy hô hấp

viêm cầu thận

suy tim


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.