- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bị chó cắn thủng ruột ngày đầu năm khi đi chúc Tết
Đi chúc Tết nhà bà ngoại, bé trai bị chó bất ngờ lao ra cắn tới tấp vào vùng lưng, bụng, đùi, đến mức thủng ruột.
Bé trai 7 tuổi, ở Bắc Giang, được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu, buộc phải phẫu thuật cắt bỏ một đoạn ruột, sau đó được tiêm huyết thanh và vắc xin phòng dại kịp thời. Con chó nhà bà ngoại cậu bé chưa được tiêm phòng dại.
Ngày 19/2, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết đây là một trong gần 90 trường hợp bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ… cắn hoặc cào vào bệnh viện này khám chỉ trong 7 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024.
Nam bệnh nhân bị chó cắn ngày đầu năm được thầy thuốc thăm khám sau phẫu thuật. Ảnh: Trường Giang
Một trường hợp khác là bé gái 6 tuổi (ở Mỹ Đức, Hà Nội) cũng bị chó nhà nuôi (chưa tiêm phòng dại) cắn vào đầu, mặt khiến lộ vùng xương sọ hai bên đỉnh đầu. Sau khi được sơ cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi, điều trị và tiêm huyết thanh, vắc xin phòng bệnh dại.
Bác sĩ Ngãi cho biết bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Ngoài ra, virus dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng; vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của người bị dại.
Thời gian ủ bệnh dại ở người thông thường là từ 1-3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng virus xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Theo khuyến cáo, khi bị chó, mèo hoặc động vật hoang dại cắn hoặc gây tổn thương, mọi người cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn dự phòng.
"Dự phòng dại bằng huyết thanh và vắc xin là giải pháp duy nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng của người bệnh bị phơi nhiễm", bác sĩ Ngãi khẳng định. Người bị những vết cắn vào các vùng nguy hiểm như đầu, mặt, cổ cần phải hết sức lưu ý.
Việc tự ý điều trị bằng thuốc nam, hoặc đi lấy nọc, đắp lá cây,… chưa được chứng minh có hiệu quả phòng bệnh, ngược lại có thể gây nguy hiểm, tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng hơn hoặc gây ra các tình trạng nhiễm trùng cơ hội.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, huyết thanh kháng dại được tiêm càng sớm càng tốt vào ngày đầu sau khi bị cắn. Trường hợp không thể tiêm vào ngày đầu sau khi bị cắn thì tiêm trong vòng 7 ngày sau mũi vắc xin đầu tiên. Tiêm vắc xin phòng dại sớm với số liều tùy thuộc miễn dịch với dại đã có trước đó, tình trạng vết cắn và tình trạng con vật theo dõi được.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe4 giờ trướcNữ giám đốc tỉnh dậy với cơn đau như điện giật ở nửa mặt bên phải. Khi đi khám, cô được chẩn đoán bị u não.
-
Sức khỏe5 giờ trướcMột số trường hợp trầm cảm có thể tự khỏi sau khoảng thời gian nhất định hoặc nhờ thay đổi lối sống, chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe9 giờ trướcSau hít phải lượng lớn hơi từ hành, người phụ nữ 61 tuổi ở Quảng Ninh khó thở, mất ý thức, gọi hỏi không đáp ứng.
-
Sức khỏe10 giờ trướcKhông chỉ lá mà nụ loài cây này đem đun nước uống rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô làm thuốc.
-
Sức khỏe13 giờ trướcThói quen bẻ cổ, lắc cổ để tạo ra tiếng kêu răng rắc tưởng chừng vô hại, thậm chí mang lại cảm giác "thoải mái" tức thời, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường cho sức khỏe. Hành động này có thể gây ra những tổn thương cho cột sống cổ, dây thần kinh, mạch máu và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
Sức khỏe15 giờ trướcGần đây, thời tiết miền Bắc chuyển mùa nên Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều người lớn mắc sởi nhập viện.
-
Sức khỏe16 giờ trướcKhoai lang là món ăn được nhiều người lựa chọn ăn vào bữa sáng, vậy ăn khoai lang vào bữa sáng có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước râu ngô là thức uống được nhiều người yêu thích vậy nhưng không phải ai cũng uống được, dưới đây là những người không nên uống nước râu ngô.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChạy bộ là hoạt động thể thao tốt cho sức khoẻ, vậy chạy bộ 2km/ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcMassage không đúng cách có thể chấn thương cổ, dẫn đến các biến chứng yếu liệt, khó vận động, lâu dần biến chứng hệ hô hấp, tim mạch, nguy cơ tử vong cao.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu mới từ Bồ Đào Nha đã chỉ ra tác động đáng kinh ngạc của cà phê đối với tuổi thọ và nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khi về già.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn đu đủ khi bụng đói vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện tiêu hóa, giải độc, tăng cường sức khỏe làn da, ổn định lượng đường trong máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp tinh thần minh mẫn và tập trung tốt hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCải bắp là loại rau phổ biến trong mùa đông, cải bắp rất tốt cho sức khoẻ, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn cải bắp?