- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bi hài chuyện "dao kéo" đổi vận: Tiêm filler tạo "tai Phật", nam thanh niên nhận về "tai rắn rết"
Nắm bắt tâm lý muốn "đổi vận" bằng cách chỉnh sửa đường nét cơ thể, dịch vụ thẩm mỹ phong thủy nở rộ. Nhiều người vì vậy mà "tiền mất tật mang" sau khi "sửa tướng".
Sau khi tìm hiểu nhiều nguồn trên mạng và tại các cơ sở thẩm mỹ, một thanh niên 24 tuổi ở TP.Thủ Đức, TP.HCM đã nhờ bạn mình (nhân viên spa) mua filler về tiêm tại nhà với mong muốn có đôi tai dài, dày và to như tai Phật. Chi phí mua filler là hơn 1 triệu đồng.
Sau một ngày tiêm, tai của bệnh nhân bắt đầu đau nhức và căng cứng. Mặc dù đã được bạn tiêm giải, uống thuốc kháng sinh và kháng viêm, nhưng tình trạng không được cải thiện.
Tai bệnh nhân phải tạo hình lại. Ảnh: Lao Động.
Bệnh nhân sau đó đã đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng dái tai bị bầm tím và đau nhức. Các bác sĩ cho rằng nguyên nhân có thể là do người tiêm đã thực hiện sai kỹ thuật, tiêm vào mạch máu hoặc filler là hàng trôi nổi, không đảm bảo chất lượng.
Báo Lao Động dẫn lời BS-CKII Phạm Thị Thanh Giang - Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM - vùng tai là vùng có nhiều mao mạch nhỏ nên dễ bị chảy máu, bầm tím. Nếu tiêm quá nhiều filler hoặc tiêm nhầm vào mạch máu vùng dái tai sẽ căng tức, tắc mạch máu dẫn tới nguy cơ hoại tử vùng tai. Bệnh nhân sau đó được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm, sau một tuần tình trạng viêm, hoại tử đã cải thiện đáng kể.
Tương tự như nam thanh niên, một người phụ nữ sinh năm 1985 tại Hà Nội cũng gặp phải trường hợp tương tự.
Theo lời kể của bệnh nhân, do nghe quảng cáo về tiêm filler vào dái tai tạo hình “tai Phật” để thay đổi vận mệnh nên đã tìm đến cơ sở spa làm đẹp để tiêm. Chỉ sau 1 ngày, bệnh nhân đã phải tới bệnh viện khám vì phần tiêm filler bị đau, sưng tấy đỏ và biến dạng. May mắn là bệnh nhân tới viện cấp cứu sớm, nên vùng tai bị viêm nhiễm chưa hoại tử và phải cắt lọc. Tuy nhiên, tổn thương để lại khiến tai bệnh nhân nhiều vùng da bị lồi, lõm ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ.
Lời khuyên từ bác sĩ
Kỹ thuật tiêm filler đòi hỏi cần được thực hiện bởi các bác sĩ đào tạo bài bản, cơ sở thẩm mỹ có trang thiết bị y tế đảm bảo vô trùng. Ảnh minh họa.
Trong những năm gần đây, xu thế thẩm mỹ nội khoa (thẩm mỹ không phẫu thuật) trong đó thẩm mỹ bằng tiêm filler rất hot trên thị trường và được dùng nhiều trong làm đẹp ở các nước. Đây là phương pháp làm đẹp khá an toàn, tính thẩm mỹ cao, thời gian nghỉ dưỡng ít... nên được nhiều người lựa chọn.
Tuy nhiên, tại Việt Nam thường xuyên xuất hiện các ca biến chứng nặng nề sau tiêm filler là do người dân không lựa chọn kỹ lưỡng các cơ sở y tế có đủ điều kiện kỹ thuật, không đảm bảo vô trùng, an toàn khi làm đẹp. Nhiều người mới nhìn qua thì lầm tưởng mũi tiêm rất đơn giản nhưng nếu người thực hiện tiêm có tay nghề non kém, không được đào tạo bài bản dễ dẫn tới tiêm sai kỹ thuật, sai vị trí, tiêm vào mạch máu thần kinh gây nên hậu quả khủng khiếp.
Do đó, bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật, Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) khuyến cáo, người có nhu cầu làm đẹp phải tìm hiểu kỹ phương pháp này cũng như lựa chọn cơ sở y tế uy tín, được cấp phép để tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Kỹ thuật tiêm filler đòi hỏi cần được thực hiện bởi các bác sĩ đào tạo bài bản, cơ sở thẩm mỹ có trang thiết bị y tế đảm bảo vô trùng. Đó là chưa kể nguồn gốc các chất làm đầy được đưa vào cơ thể không rõ là chất gì, được Bộ Y tế chấp thuận trong chỉ định làm đẹp hay không và người thực hiện kỹ thuật này có được đào tạo chuyên sâu và đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật hay không. Không ít người chỉ vì nghe lời “dụ dỗ” các cơ sở làm đẹp vốn chỉ có chức năng chăm sóc da đơn thuần nhưng vẫn vô tư nhận tiêm filler, nâng mũi, cắt mắt..., đến khi biến chứng nặng thì mới tìm đến các cơ sở y tế để bác sĩ giải quyết hậu quả, người chịu thiệt vẫn là bệnh nhân, theo Quân đội nhân dân.
LTS: Những câu chuyện về bi kịch thẩm mỹ với mong muốn "đổi vận" đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta về sự mê tín, thiếu hiểu biết khi chạy theo những phương pháp phản khoa học. Việc lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ, tẩy nốt ruồi, xăm nốt ruồi,... không chỉ tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe, biến chứng, nhiễm trùng mà còn có thể gây ra những hậu quả nặng nề về tâm lý, thậm chí là đánh đổi bằng cả tính mạng.
Hạnh phúc và thành công đích thực đến từ sự nỗ lực, phấn đấu, hoàn thiện bản thân từ bên trong chứ không phải từ những thủ thuật ngoại hình hay niềm tin mù quáng vào phong thủy. Thay vì chạy theo những lời đồn thổi, quảng cáo "nổ", chúng ta cần tin tưởng vào khoa học, lắng nghe cơ thể mình và trân trọng những nét đẹp tự nhiên. Hãy nhớ rằng, sức khỏe và sự an yên trong tâm hồn mới là nền tảng vững chắc cho một cuộc sống viên mãn.
Theo Đời Sống Pháp Luật
-
Sức khỏe10 giờ trướcKhế là loại quả được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể ăn, chuyên gia sức khoẻ chỉ ra nhóm người này nhất định phải thận trọng khi ăn khế.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNhiều người vẫn thường sử dụng lá ổi khô như loại thảo dược dân gian, dưới đây là 9 tác dụng của nước lá ổi khô với sức khoẻ.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNgâm chân giữ ấm bằng loại bột không rõ nguồn gốc được quảng cáo trên mạng, người phụ nữ bị hoại tử hai bàn chân nghiêm trọng.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNữ sinh 16 tuổi chỉ đi khám vì bị đầy bụng, sau đó được chẩn đoán gặp một vấn đề sức khỏe cực kỳ hiếm gặp và chỉ còn 1 tuần để sống.
-
Sức khỏe20 giờ trướcSau bữa ăn trưa khoảng 1 giờ, chị N., 20 tuổi, đang mang thai 31 tuần, xuất hiện mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, được người nhà đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch.
-
Sức khỏe20 giờ trướcBên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, gừng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, dưới đây là những người không nên ăn gừng.
-
Sức khỏe22 giờ trướcBà Jeanne Calment được ghi nhận là người sống thọ nhất thế giới. Bà vẫn tập đấu kiếm ở tuổi 85 và tiếp tục đạp xe cho đến khi 100 tuổi.
-
Sức khỏe22 giờ trướcMột số loại rau củ, hạt khi mọc mầm sản sinh ra chất độc nhưng ngược lại cũng có không ít loại được nhân đôi dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCDC Hà Nội cho biết tuần vừa qua ghi nhận 1 trường hợp mắc Covid-19 tại Cầu Giấy, số trẻ mắc tay chân miệng gia tăng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBác sĩ xác định, nguyên nhân gây vỡ tử cung do sản phụ từng sinh mổ ba lần trước đó, khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhông ít ý kiến cho rằng uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong giúp chữa khỏi ung thư, điều này có đúng?
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhông ít ý kiến cho rằng chạy bộ sẽ tốt hơn đi bộ do đốt được nhiều calo, vậy thực tế đi hay chạy bộ tốt hơn, cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây.