- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người phụ nữ bị khối u thần kinh phát triển trên ngón tay cái, nguyên nhân xuất phát từ thứ được dán trên chiếc điện thoại di động chúng ta sử dụng hàng ngày
Sử dụng điện thoại di động hàng ngày nhưng chắc hẳn bạn chưa bao giờ nghĩ rằng thứ được dán trên nó lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe đến vậy. Nghe đến câu chuyện của người phụ nữ này, bạn có thể sẽ phải nghĩ lại.
Nhắc lại sự việc này, Feifei, một người phụ nữ 35 tuổi ở Chiết Giang (Trung Quốc) cho biết trước kỳ Tết năm nay, chồng cô đã mua tặng một chiếc điện thoại thông minh màn hình lớn mới làm quà mừng năm mới. Để kéo dài tuổi thọ chiếc điện thoại di động, người chồng còn chu đáo dán tấm dán cường lực cho cô.
Cách đây không lâu, sau khi nhận được một cuộc gọi, Feifei vô tình làm rơi điện thoại xuống đất, cầm lên thì phát hiện màn hình có vẻ như bị vỡ. Cô vội vàng lau điện thoại thì thấy nó vẫn sử dụng được bình thường, không có đốm đen hoặc các vấn đề khác trên màn hình.
Feifei vốn là người luôn tiết kiệm trong cuộc sống nên cô cảm thấy rằng điện thoại không bị hỏng và việc thay tấm dán cường lực đã sứt mẻ là không cần thiết, rất phiền phức. Tuy nhiên, cô không ngờ rằng chính nó lại khiến cô gặp rắc rối về sau.
Một lần, khi Feifei lấy điện thoại di động từ trong túi ra, ngón tay cái bên phải của cô bị mảnh vỡ cực kỳ sắc nhọn của tấm dán cường lực điện thoại đâm vào, đau đến mức cô vội vàng rút tay ra. Sau đó, cô nhanh chóng rút những mảnh vỡ dính vào ngón tay ra, và dùng nước rửa sạch vết máu rồi băng lại để cầm máu.
Mấy ngày sau, tuy vết thương dần lành nhưng ngón tay cô vẫn không hết đau, chỉ cần chạm nhẹ vào là đau, không thể dùng sức được nữa. Feifei đi khám ở bệnh viện gần nhà nhưng vẫn không phát hiện ra vấn đề.
Tình trạng đau nhức ngón tay ngày càng trầm trọng khiến Feifei không thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Trong tuyệt vọng, cô đã đến Khoa Chỉnh hình của Bệnh viện đầu tiên thuộc Đại học Chiết Giang để điều trị.
Khi bác sĩ trực tiếp kiểm tra ngón tay cái bên phải của Feifei, ông thấy rằng vết thương đã hoàn toàn lành lặn và không có vấn đề gì, nhưng chỉ cần ấn nhẹ vào vết thương, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau.
Bác sĩ đánh giá rằng ngón tay của Feifei có khả năng cao là bị mảnh cường lực đâm sâu vào bên trong. Ngày 15/3, Feifei được tiến hành phẫu thuật mổ ngón tay cái bên phải. Các bác sĩ tìm thấy sự tăng sản cục bộ giống như u thần kinh, cắt mô sẹo thì xuất hiện các mảnh có màng cứng bao quanh. Kích thước của các mảnh này khoảng 5x2mm và phần sâu nhất bị "mắc kẹt" trên xương.
Sau khi bóc tách các mảnh có màng cứng bao quanh, loại bỏ u thần kinh, rửa vết thương nhiều lần, bác sĩ đã khâu vết thương cho Feifei.
Theo bác sĩ, một khi dị vật đã ở trong cơ thể người lâu ngày sẽ sinh ra các mô sẹo để bọc lấy dị vật. Do ngón tay có nhiều đầu dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm nên cơn đau sẽ rõ ràng hơn so với khi có dị vật ở các vị trí khác trên cơ thể. Và vì mảnh vỡ của tấm cường lực rất mỏng nên siêu âm B không tìm thấy chúng.
Bác sĩ nhắc nhở: Tấm dán màn hình cường lực có thể bảo vệ điện thoại nhưng rất cứng, một khi bị vỡ thì "sức sát thương" của nó cũng gần ngang ngửa với kính! Ngoài ra, tấm cường lực sau khi bị vỡ sẽ không rơi ra toàn bộ các mảnh sắc nhọn mà vẫn tiếp tục dính vào màn hình, do đó nó có thể dễ dàng làm hại tay người dùng.
Các chuyên gia chỉnh hình khuyến cáo: Nếu tấm phim cường lực của điện thoại bị vỡ, bạn nên loại bỏ nó đi càng sớm càng tốt, và cẩn thận khi làm việc đó để tránh ngón tay bị đâm! Nếu vô tình bị các mảnh vỡ của tấm cường lực đâm vào tay thì tốt nhất nên đến bệnh viện chữa trị kịp thời.
Theo Pháp luật & Bạn đọc
-
Sức khỏe1 giờ trướcTrả lời độc quyền tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 8/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định metapneumovirus (HMPV) không phải một loại vi-rút mới, mà là loại vi-rút phổ biến thường gây ra các triệu chứng tương tự cảm lạnh.
-
Sức khỏe2 giờ trướcThịt lợn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, phụ thuộc nhiều vào cách chế biến luộc, nướng...
-
Sức khỏe3 giờ trướcKhông cho mật ong vào nước quá nóng, quá lạnh; không dùng loại có vị đắng… là những điều bạn cần lưu ý.
-
Sức khỏe4 giờ trướcThứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khuyến cáo người dân không hoang mang với virus cúm HMPV, nhưng cũng không chủ quan, lơ là và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
-
Sức khỏe13 giờ trước2 ngày sau khi phẫu thuật thành công, Xuân Son bắt đầu bước vào những bài tập phục hồi đầu tiên cùng các bác sĩ.
-
Sức khỏe15 giờ trướcBệnh viện tại Cần Thơ vừa điều trị thành công cho bé trai 3 tuổi nhập viện vì bệnh sởi biến chứng viêm phổi. Đây là một trường hợp đáng lưu ý bởi bệnh sởi không chỉ lây lan cực nhanh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
-
Sức khỏe18 giờ trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa có thông tin chính thức về tình hình bệnh do HMPV gây ra tại Trung Quốc.
-
Sức khỏe20 giờ trướcChạy bộ là hoạt động thể dục được nhiều người yêu thích, vậy chạy bộ mùa đông có tốt không?
-
Sức khỏe22 giờ trướcVFF và CLB chủ quản Thép Xanh Nam Định ban đầu định đưa Nguyễn Xuân Son đến Hàn Quốc hoặc Nhật Bản để phẫu thuật, điều trị
-
Sức khỏe23 giờ trướcNgười đàn ông 49 tuổi lên mạng tìm kiếm và tự mua thuốc uống dẫn tới quá thời gian vàng chữa bệnh, phải cắt bỏ tinh hoàn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước chanh ấm là thức uống quen thuộc của nhiều người, vậy uống nước chanh ấm vào sáng sớm có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo các chuyên gia y tế, virus gây bệnh hô hấp đang lây lan tại Trung Quốc là Human metapneumovirus (HMPV). Loại virus này không mới và không có khả năng gây bệnh như Covid-19.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều món quen thuộc vào bữa sáng như bánh ngọt, xúc xích… có nguy cơ dẫn tới gan nhiễm mỡ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNam thanh niên vào cấp cứu trong tình trạng ngộ độc methanol nặng, dù đã được cấp cứu nhưng nguy cơ tử vong cao nên gia đình xin về.