- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bí mật khiến nCoV đánh bại hệ miễn dịch và gây tử vong
Nhóm chuyên gia Ireland phát hiện các virus corona tương tự nCoV có thể vô hiệu hóa interferon, khiến hệ miễn dịch không ngăn chặn và tiêu diệt được những "kẻ lạ mặt xâm nhập".
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Virus số tháng 4, các nhà khoa học của Đại học Trinity, Ireland, đã làm sáng tỏ những bí mật giúp nCoV đánh bại hệ miễn dịch của con người, khiến một số F0 rơi vào nguy kịch hoặc thậm chí tử vong.
Tiến sĩ Nigel Stevenson, chuyên gia về miễn dịch học, virus ở Đại học Trinity, và cộng sự đã tìm ra cách SARS và MERS ngăn chặn cảm ứng của các protein kháng virus, từ đó, hệ miễn dịch bẩm sinh phản ứng chậm chạp trước virus xâm nhập.
Virus corona gây SARS và MERS xuất hiện vào năm 2002, 2012. Cả hai đều gây nguy cơ tử vong cao hơn Covid-19 với tỷ lệ lần lượt là 10% và 40%. Song, số lượng người nhiễm 2 bệnh này thấp hơn rất nhiều (lần lượt khoảng 10.000 và 3.000 ca).
Mặc dù khác nhau, hai virus corona này có nhiều điểm tương đồng với SARS-CoV-2, do đó, việc phác thảo cách chiến đấu của chúng sẽ mang tới những hiểu biết quan trọng về phương án điều trị Covid-19 và những virus corona chưa xuất hiện.
Tiến sĩ Stevenson và cộng sự phát hiện ra rằng virus gây SARS và MERS có các protein đóng vai trò như chìa khóa kháng lại interferon. Tế bào sản sinh ra interferon khi chúng phát hiện kẻ xâm nhập. Interferon ra lệnh cho các tế bào bị nhiễm bệnh phải tăng cường khả năng phòng thủ bằng cách giữ virus bị mắc kẹt trong các ống nội tạng. Interferon cũng phát tín hiệu cảnh báo đến các tế bào lân cận chưa bị nhiễm bệnh để chúng thực hiện nhiệm vụ tương tự.
Tuy nhiên, ở virus corona, các protein gai của chúng ngăn chặn interferon làm điều này. Kết quả là virus nhân lên nhanh chóng mà không được phát hiện hay ngăn chặn.
Theo thời gian, con người tiến hóa để chống lại sự lây nhiễm virus bằng cách tạo ra các phân tử Interferon. Khi gặp virus, cơ thể sản xuất ra interferon, kích hoạt khả năng kháng virus trong tế bào. Từ đây, interferon chuyển đổi hàng trăm gene chống virus, tạo ra hàng loạt protein tiêu diệt kẻ lạ mặt. Như vậy, interferon đã can thiệp vào vòng đời của virus.
“Tuy nhiên, virus theo thời gian cũng phát triển để ngăn chặn và né tránh các phản ứng miễn dịch của vật chủ. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu cách virus ngăn phản ứng của interferon. Hiện tại, chúng tôi phát hiện SARS và MERS ngăn chặn các protein quan trọng được kích hoạt, từ đây xâm nhập vào trong nhân tế bào cơ thể người”, TS Stevenson nói thêm.
Từ những kết quả này, vị chuyên gia đặt kỳ vọng có thể thiết kế ra các loại thuốc mới ức chế khả năng vô hiệu hóa interferon của virus, giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
“Nhờ sự tương đồng của các corona, chúng ta sẽ có loại thuốc chống lại tất cả chủng virus này”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Theo Zing
-
Sức khỏe1 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe2 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe6 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe6 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe9 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe9 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe19 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.