- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bị nhồi máu não và ung thư thận, sau hơn 15 năm vẫn khỏe mạnh, bác sĩ 98 tuổi ở Trung Quốc chia sẻ 2 bí quyết sống khỏe
Đã từng bị nhồi máu não rồi phát hiện ung thư thận và phải cắt bỏ 1 quả thận nhưng đến nay đã hơn 15 năm nhưng Giáo sư Zhang Xiaofang (Trung Quốc) 98 tuổi vẫn sống rất khỏe mạnh, mỗi ngày đều tràn đầy năng lượng.
- Long Chun bức xúc nhờ luật sư vào cuộc vụ người bán bảo hiểm dùng ảnh trái phép, dựng chuyện mình bị ung thư xương
- Cô gái 32 tuổi sốc khi phát hiện ung thư gan sau khi có biểu hiện mẩn ngứa, khô mắt
- Vụ 'nồi chiên không dầu gây ung thư': Hiệp hội ở Hồng Kông có lý - nhưng sự thật lại bị cắt xén mất một nửa!
Giáo sư Zhang Xiaofang từng là Giám đốc Bệnh viện trực thuộc đầu tiên của Đại học Trịnh Châu và là Chủ tịch Chi nhánh Trung Quốc của Tổ chức Mắt Thế giới. Ông đã tham gia giảng dạy nhãn khoa, điều trị y tế và nghiên cứu khoa học trong 60 năm.
Ông từng trải qua cuộc đại phẫu thuật tiền liệt tuyến, và sau đó bị nhồi máu não nhưng may mắn qua khỏi năm 2004. Vài năm sau, ông phát hiện mình bị ung thư thận, phải cắt bỏ 1 bên thận. Những tưởng các căn bệnh dồn dập ập tới bất ngờ như thế sẽ đánh bại ông, nhưng cuối cùng, sau hơn 14 năm mắc căn bệnh ung thư, GS. Zhang, 98 tuổi, vẫn rất khỏe mạnh nhất quyết ngồi hội chẩn, khoanh vùng, giúp sinh viên sửa bài. Mỗi ngày, ông đều có một bộ đồ chỉnh tề và tràn đầy năng lượng.
Giáo sư Zhang Xiaofang.
Ông nói với mọi người từ kinh nghiệm của bản thân: Dù bị ung thư, dù bị cắt nội tạng nhưng nếu biết cách điều trị thì bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh được!
Nói về cuộc sống sau khi mắc bệnh ung thư, GS. Zhang cho biết: Cơ thể ngày nay được hưởng lợi từ việc chăm sóc thường ngày, chính sự "điều hòa" đó đã khiến cuộc sống 14 năm qua chỉ với "một quả thận" của GS. Zhang trở nên an toàn và khỏe mạnh!
Trong 1 buổi trò chuyện với phóng viên Tạp chí Sức khỏe của Trung Quốc mới đây, GS. Zhang đã chia sẻ 2 bí quyết sống khỏe mạnh của mình.
1. Không dùng thuốc bổ, sau ung thư, điều hòa cơ thể phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ ăn uống
Nhiều người mắc bệnh ung thư sẽ muốn bồi bổ cơ thể, dưỡng khí, tăng cường sức đề kháng. Về vấn đề này, GS. Zhang Xiaofang tự hào nói:
"Các học sinh của tôi đều nói rằng tôi trông hồng hào, nhưng tôi chưa bao giờ uống thuốc bổ trong nhiều thập kỷ. Ngay cả gelatin giấu trong các món quà mà sinh viên tặng cho tôi, tôi cũng đem phân phát chứ không dùng. Để tràn đầy năng lượng như bây giờ, tôi dựa vào thức ăn hàng ngày".
Trước khi mắc bệnh ung thư, GS. Zhang rất thích ăn thịt. Thịt bò và thịt cừu là thực phẩm chủ yếu trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, sau đó, ông đã điều chỉnh lại chế độ ăn của mình.
Các món rau luộc thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn của GS. Zhang.
"Đầu tiên, tôi giảm lượng thịt và chỉ ăn vài lát thịt bò hoặc vài miếng gà quay mỗi ngày, không ăn quá 2 miếng. Thứ hai, tôi sẽ duy trì việc chia nhỏ các bữa ăn, ăn 4 bữa 1 ngày.
Ngoài 3 bữa ăn bình thường mỗi ngày, tôi sẽ ăn một vài chiếc bánh quy hoặc một vài quả óc chó vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Đặc biệt lương thực thiết yếu hàng ngày (cơm, các món giàu tinh bột) sẽ không bao giờ ăn quá 5 lạng".
GS. Zhang ngày nào cũng phải có món rau ngót, bắp cải, bông cải xanh vào buổi trưa và tối. Chỉ cần chờ nước sôi là bỏ rau vào nấu, không cho thêm muối, món ăn nấu chín như vậy đã có thể ăn ngay.
2. Đi ngủ sau khi ăn sáng, không đặt đồng hồ báo thức và không tập thể dục!
Người ta nói rằng ngủ là chế độ tốt nhất cho sức khỏe, và bạn phải ngủ từ 22h đến 6h sáng hôm sau, nhưng mấy ai làm được? Cách sắp xếp thời gian ngủ của GS. Zhang cũng rất đặc biệt, ông nhấn mạnh vào việc đi ngủ 3 lần một ngày, một lần vào ban đêm, một lần sau khi ăn sáng và một lần vào buổi trưa.
GS. Zhang thường có giấc ngủ ngắn sau khi ăn sáng (Ảnh minh họa).
Sau 90 tuổi, GS. Zhang hầu như không có thói quen tập thể dục, sau khi ăn sáng, ông không vội vàng đi ra ngoài, thay vào đó, ông nằm trở lại giường và ngủ trong 10 phút. "10 phút không dài nhưng nó rất quan trọng để bổ sung năng lượng".
Theo Pháp luật & Bạn đọc
- Sức khỏe2 giờ trướcRuột là cơ quan tiêu hóa quan trọng nhất của cơ thể con người, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
- Sức khỏe2 giờ trướcTình trạng tử cung của nữ giới có thể được thể hiện trên mặt, khi có 4 triệu chứng dưới đây có nghĩa là cơ quan này đã bị tổn thương và cần được thăm khám.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe6 giờ trướcBản tin sáng 15/4 của Bộ Y tế cho biết có thêm 4 ca mắc COVID-19 đều là người nhập cảnh, ghi nhận tại Khánh Hoà và Kiên Giang, nâng tổng số ca mắc của Việt Nam lên 2.737. Đến sáng nay, thế giới đã ghi nhận trên 138,7 triệu bệnh nhân COVID-19.
- Sức khỏe16 giờ trướcKhẩu trang đeo nhiều lần, trong thời gian dài dễ bám bụi, mồ hôi và các loại vi khuẩn.
- Sức khỏe17 giờ trướcAi cũng sợ ung thư, nhưng bạn có biết ung thư sợ gì không?
- Sức khỏe18 giờ trướcTheo bản tin 18h chiều ngày 14/4 của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 16 ca mắc COVID-19 mới được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bà Rịa - Vũng Tàu (5), TP. Hồ Chí Minh (3), Hà Nội (3), Đà Nẵng (3) và Quảng Nam (2).
- Sức khỏe20 giờ trướcCăn bệnh này nếu phụ nữ đang trong thai kỳ mắc phải thì mức độ nguy hiểm tăng lên gấp bội, tỉ lệ tử vong mẹ và con có thể lần lượt là 20% và 50%.
- Sức khỏe1 ngày trướcBiết được những dấu hiệu này có thể giúp bạn phát hiện bệnh sớm, giúp điều trị bệnh dễ dàng hơn.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin sáng 14/4 của Bộ Y tế cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh tại Khánh Hoà, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 2717. Hiện đã có trên 60.000 người Việt Nam tiêm vắc xin COVID-19, các tỉnh, thành phố chuẩn bị tiêm đợt 2.