- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
GS Trần Đông A - cố vấn ca tách cặp song sinh Trúc Nhi, Diệu Nhi 79 tuổi vẫn khỏe khoắn, dẻo dai: Bí quyết đến từ 4 thói quen sống vô cùng đáng học hỏi
Những bí quyết vàng giúp GS.BS Trần Đông A giữ được sức khỏe tốt ở tuổi 79 đến từ những nguyên tắc rất đặc biệt sau đây.
32 năm về trước, vị bác sĩ chủ trì ca mổ tách cặp song sinh Việt - Đức là GS.BS Trần Đông A (chuyên gia cao cấp, cố vấn chuyên môn BV Nhi đồng 2). 32 năm sau, bác sĩ Đông A được mời làm trưởng ban tham vấn của ca phẫu thuật của Trúc Nhi - Diệu Nhi.
Ca mổ ngày hôm ấy, không ít người cảm thấy ấn tượng trước hình ảnh vị giáo sư già chạy qua chạy lại suốt 12 tiếng để theo dõi ca mổ và sức khỏe của cặp song sinh. Ở tuổi 79, GS Trần Đông A vẫn có một sức khỏe dẻo dai và nhanh nhẹn như một "chàng thanh niên". Ông vẫn chạy bộ, đánh tennis và đến giảng đường giảng dạy cho sinh viên trường y.
GS.BS Trần Đông A và hai anh em Việt - Đức tại Bệnh viện Từ Dũ trước khi thực hiện mổ tách.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Tuổi Trẻ về bí quyết gìn giữ sức khỏe, GS Trần Đông A từng nói: "Bí quyết giữ gìn sức khỏe của tôi không khác với những thông tin mà khoa học ngày nay đã xác định được. Tôi chỉ làm theo một cách kỷ luật, rất đúng và luôn làm đúng".
Những bí quyết vàng giúp GS.BS Trần Đông A giữ được sức khỏe tốt ở tuổi 79 đến từ những nguyên tắc rất đặc biệt sau đây:
1. Luôn ngủ sớm, dậy sớm
GS.BS Trần Đông A từng chia sẻ, một trong những bí quyết sống khỏe của ông là đi ngủ sớm và cũng dậy sớm.
"Khoảng 3h sáng tôi đã dậy đọc sách, viết sách, đọc thông tin trên mạng vì ngày nay thời đại của y học qua mạng, ngày nào cũng phải cập nhật thông tin mới về y học.
5h tôi bắt đầu tập thể dục (có thể đánh tennis khoảng một giờ hoặc chạy bộ khoảng 30 phút, sau đó tập hết tất cả các cơ bắp, tập hít đất…), 6h ăn sáng tại nhà", GS-BS Trần Đông A chia sẻ.
GS.BS Trần Đông A.
Cũng theo giáo sư, trước 7h sáng ông đã có mặt tại bệnh viện để hội chẩn với các bác sĩ, dạy các sinh viên y khoa tại bệnh viện và rời bệnh viện lúc 16h chiều. 17h tắm rửa, sau đó ông đọc báo, nghe nhạc, 18h ăn cơm và 20h đi ngủ.
GS Đông A cho biết, các tế bào tái tạo tốt nhất khi ngủ trước 12h đêm. Cho nên ngủ trước 12h đêm bằng 2 giờ ngủ sau 12h đêm. Ngoài ra, một lý do khác khiến ông đi ngủ lúc 20h tối là vì công việc bác sĩ khiến ông thường bị gọi đi phẫu thuật cho các ca bệnh khó vào ban đêm. Thói quen ngủ sớm sẽ khiến ông tỉnh táo và có sức khỏe để làm việc.
2. Chăm chỉ tập luyện thể dục
"Khi đi học ở nước ngoài, tôi thấy có những giáo sư đứng mổ rất lâu, có những lúc phải mổ rất khuya và có những ngày phải đứng mổ suốt nhưng nhiều người sống khỏe mạnh trên 90 tuổi, có người sống khỏe đến gần 100 tuổi, đều nhờ luyện tập. Tôi đã học tập các nhà khoa học này vì muốn làm việc gì cũng phải có sức khỏe về thể lực và trí lực", GS Đông A chia sẻ.
GS Đông A rất chăm chỉ tập luyện thể thao từ trước đến nay.
Theo giáo sư, sức khỏe về thể chất và tinh thần của một bác sĩ phẫu thuật nhiều khi liên quan đến mạng sống của người khác, chính vì thế ông rất quan trọng việc vận động thể chất. Ông thường chơi quần vợt bởi môn thể thao này cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa mắt nhìn, chạy, đứng, nghỉ rồi mới đánh banh. Chỉ cần một chút thiếu tập trung thì bóng có thể bị đánh vào lưới hoặc ra ngoài, trong phẫu thuật cũng vậy, chỉ khi tập trung tuyệt đối thì các bác sĩ mới có thể đảm bảo an toàn cho người bệnh.
3. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ
GS Trần Đông A cho rằng, cuộc sống càng bận rộn thì càng phải có một cuộc sống tinh thần tốt mới cân bằng được.
Ngoài những giờ làm việc, mỗi người đều cần giải trí, hưởng thụ, làm những điều mình thích như đi du lịch, nghe nhạc... Chỉ khi tinh thần được vui vẻ, cân bằng thì cơ thể mới thích thú, tái tạo cơ thể và kích thích tất cả các cơ quan làm việc tốt hơn.
4. Ăn đúng, ăn cân bằng
Một trong những yếu tố quyết định sức khỏe được GS Đông A nhắc đến chính là ăn đúng, ăn cân bằng. Ăn cân bằng là ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, rau, củ, chất béo gồm mỡ động vật và dầu thực vật.
Theo giáo sư, mỗi người đều có một bản đồ gen khác nhau cho nên còn tùy mỗi người, mỗi công việc mà có một chế độ ăn cân bằng riêng. Nếu ăn vào mà cảm thấy khỏe hơn, có cân nặng chuẩn thì nên duy trì chế độ ăn đó. Ngoài ra, cần phải ăn đều đặn, đúng giờ.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Sức khỏe3 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe3 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe8 giờ trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe12 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe13 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe15 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.