- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Biên tập viên bị hủy khớp tay do… gõ bàn phím quá nhiều
Thứ ba, 10/10/2017 11:03
Khi tới bệnh viện thăm khám, các khớp ngón tay chị Quỳnh Anh đã sưng tấy, đau nhức tới mức không thể làm việc được.
Khi tới bệnh viện thăm khám, các khớp ngón tay chị Quỳnh Anh đã sưng tấy, đau nhức tới mức không thể làm việc được.
Với công việc biên tập viên, chị Quỳnh Anh (tên đã được thay đổi, 34 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc trên máy tính ít nhất 8 giờ mỗi ngày.
Cách đây 7 tháng, các khớp ngón tay phải của chị sưng và đau nhức mỗi lần cử động, tới mức không thể gõ bàn phím để làm việc. Khi thời tiết thay đổi thất thường, tình trạng còn khủng khiếp hơn.
Nữ biên tập viên sau đó đã mua thuốc giảm đau uống. Tình trạng đau cũng giảm dần. Nhưng khi chị ngưng thuốc, tình trạng sưng tấy, đau nhức lại tái diễn, thậm chí còn nghiêm trọng hơn trước.

Bác sĩ thăm khám cho người bệnh khi đau nhức khớp ngón tay
"Các khớp ngón tay của tôi sưng tấy, co cứng lại, vừa đau nhức, vừa không thể làm được việc gì" - chị Quỳnh Anh chia sẻ.
Tới Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM thăm khám, bác sĩ chẩn đoán chị mắc viêm khớp dạng thấp.
Theo BS Cao Thanh Ngọc – Trưởng Đơn vị Nội cơ xương khớp, qua phim chụp X-quang, người bệnh bắt đầu có hiện tượng hủy khớp. Nếu đến khám trễ hơn thì nguy cơ dính khớp, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế rất cao.
BS Ngọc cho hay, viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn thường gặp Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.
Đây là một bệnh lý viêm khớp phổ biến, với biểu hiện sưng đau nhiều khớp kèm theo tình trạng cứng khớp buổi sáng kéo dài. Bệnh biểu hiện rõ rệt khi thời tiết thay đổi hoặc khí trời ẩm ướt.
Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi.
Lứa tuổi thường bị bệnh nhiều nhất là 30 - 50 tuổi (chiếm 73 – 85%). Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gấp 2 - 6 lần, tuy nhiên nam giới mắc bệnh có xu hướng nặng hơn nữ giới.
Các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp thường bị người bệnh bỏ qua vì cho rằng đó là những đau nhức thông thường của cơ thể do thời tiết hoặc hậu quả của làm việc quá sức.
Bệnh có tính chất diễn tiến chậm. Ban đầu, các triệu chứng đau nhức, sưng khớp không quá lớn nên người bệnh thường chủ quan, tự ý mua thuốc về điều trị.
Đến khi tình trạng bệnh diễn biến nặng khiến sinh hoạt thường ngày của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì mới đến khám tại các cơ sở y tế.

Bàn tay bị viêm khớp tấy đỏ so với khớp lúc bình thường
Bác sĩ Ngọc cho biết thêm, khoảng 10% người bệnh đến khám các vấn đề liên quan đến xương khớp tại BV được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã bước vào giai đoạn tiến triển nặng và xuất hiện các hiện tượng hủy khớp, dính khớp, biến dạng khớp.
Người bệnh cần đi khám khi có các dấu hiệu như đau nhức khớp hoặc cứng khớp thường xuyên vào buổi sáng.
Đau khớp dai dẳng, nặng thêm theo thời gian; khớp sưng, nóng, đau đối xứng; đau khớp, mệt mỏi, đôi khi sốt như cúm làm hạn chế vận động, hoạt động hàng ngày; sưng đau khớp kéo dài trên 2 tháng ở phụ nữ trung niên.
Với công việc biên tập viên, chị Quỳnh Anh (tên đã được thay đổi, 34 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc trên máy tính ít nhất 8 giờ mỗi ngày.
Cách đây 7 tháng, các khớp ngón tay phải của chị sưng và đau nhức mỗi lần cử động, tới mức không thể gõ bàn phím để làm việc. Khi thời tiết thay đổi thất thường, tình trạng còn khủng khiếp hơn.
Nữ biên tập viên sau đó đã mua thuốc giảm đau uống. Tình trạng đau cũng giảm dần. Nhưng khi chị ngưng thuốc, tình trạng sưng tấy, đau nhức lại tái diễn, thậm chí còn nghiêm trọng hơn trước.

Bác sĩ thăm khám cho người bệnh khi đau nhức khớp ngón tay
"Các khớp ngón tay của tôi sưng tấy, co cứng lại, vừa đau nhức, vừa không thể làm được việc gì" - chị Quỳnh Anh chia sẻ.
Tới Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM thăm khám, bác sĩ chẩn đoán chị mắc viêm khớp dạng thấp.
Theo BS Cao Thanh Ngọc – Trưởng Đơn vị Nội cơ xương khớp, qua phim chụp X-quang, người bệnh bắt đầu có hiện tượng hủy khớp. Nếu đến khám trễ hơn thì nguy cơ dính khớp, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế rất cao.
BS Ngọc cho hay, viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn thường gặp Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.
Đây là một bệnh lý viêm khớp phổ biến, với biểu hiện sưng đau nhiều khớp kèm theo tình trạng cứng khớp buổi sáng kéo dài. Bệnh biểu hiện rõ rệt khi thời tiết thay đổi hoặc khí trời ẩm ướt.
Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi.
Lứa tuổi thường bị bệnh nhiều nhất là 30 - 50 tuổi (chiếm 73 – 85%). Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gấp 2 - 6 lần, tuy nhiên nam giới mắc bệnh có xu hướng nặng hơn nữ giới.
Các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp thường bị người bệnh bỏ qua vì cho rằng đó là những đau nhức thông thường của cơ thể do thời tiết hoặc hậu quả của làm việc quá sức.
Bệnh có tính chất diễn tiến chậm. Ban đầu, các triệu chứng đau nhức, sưng khớp không quá lớn nên người bệnh thường chủ quan, tự ý mua thuốc về điều trị.
Đến khi tình trạng bệnh diễn biến nặng khiến sinh hoạt thường ngày của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì mới đến khám tại các cơ sở y tế.

Bàn tay bị viêm khớp tấy đỏ so với khớp lúc bình thường
Bác sĩ Ngọc cho biết thêm, khoảng 10% người bệnh đến khám các vấn đề liên quan đến xương khớp tại BV được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã bước vào giai đoạn tiến triển nặng và xuất hiện các hiện tượng hủy khớp, dính khớp, biến dạng khớp.
Người bệnh cần đi khám khi có các dấu hiệu như đau nhức khớp hoặc cứng khớp thường xuyên vào buổi sáng.
Đau khớp dai dẳng, nặng thêm theo thời gian; khớp sưng, nóng, đau đối xứng; đau khớp, mệt mỏi, đôi khi sốt như cúm làm hạn chế vận động, hoạt động hàng ngày; sưng đau khớp kéo dài trên 2 tháng ở phụ nữ trung niên.
Theo Trí thức trẻ
Gửi bình luận
- Sức khỏe4 giờ trướcBiết được những dấu hiệu này có thể giúp bạn phát hiện bệnh sớm, giúp điều trị bệnh dễ dàng hơn.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe8 giờ trướcBản tin sáng 14/4 của Bộ Y tế cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh tại Khánh Hoà, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 2717. Hiện đã có trên 60.000 người Việt Nam tiêm vắc xin COVID-19, các tỉnh, thành phố chuẩn bị tiêm đợt 2.
- Sức khỏe8 giờ trướcCô gái 20 tuổi sốt liên tục, được bác sĩ chẩn đoán mắc viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, suýt mất mạng, nguyên nhân có liên quan đến việc tẩy nốt ruồi.
- Sức khỏe16 giờ trướcCơ quan Quản lý Thực phẩm - Dược phẩm và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ sẽ ngừng sử dụng vắc-xin Johnson & Johnson tại các điểm tiêm chủng liên bang và thúc giục các bang làm điều tương tự trong khi kiểm tra các vấn đề an toàn.
- Sức khỏe19 giờ trướcCùng với việc uốn nhuộm tóc, phun xăm môi cho trẻ vô cùng thịnh hành, cho trẻ đánh phấn son, sơn móng tay cũng là những kiểu làm đẹp mà bố mẹ vô tình để con lạm dụng từ khi còn rất bé.
- Sức khỏe22 giờ trướcXét nghiệm gen tầm soát sớm nguy cơ tiểu đường (đái tháo đường) là sản phẩm hợp tác giữa Vinmec và DNA Link - một trong những công ty hàng đầu trong nghiên cứu - phát triển công nghệ y sinh học và phân tích gen tại Hàn Quốc.
- Sức khỏe22 giờ trướcTưởng chừng việc máu chuyển thành máu trắng đục chỉ xuất phát từ thói quen nghiện uống trà sữa nhưng thực tế, nếu giữ 1 thói quen xấu giống cô gái này, bạn cũng có thể gặp phải tình huống tương tự.
- Sức khỏe1 ngày trướcBé gái bị sốt, ói liên tục nhưng nhiều cơ sở y tế không phát hiện ra bệnh. Mãi đến khi cha mẹ đưa con lên TP.HCM, các bác sĩ chẩn đoán bé bị tay chân miệng và đã tiến triển sang độ nặng nhất.
- Sức khỏe1 ngày trướcChỉ vì chủ quan "ngó lơ" một dấu hiệu trên đầu ngón tay, cô gái 36 tuổi giờ phải đối mặt với bệnh ung thư phổi đáng sợ, giờ hối hận cũng quá muộn…