- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Biến thể mới của Omicron có khả năng ‘phá rào’ miễn dịch mạnh chưa từng thấy
Chủng BA.2.75.2 của Omicron có hai đột biến mới giúp nó dễ dàng bám chặt vào các tế bào của con người và xuyên thủng hệ miễn dịch mạnh hơn bao giờ hết.
Các nhà khoa học cho biết một chủng Omicron mới có khả năng vượt trội trong việc né tránh hệ miễn dịch và điều trị bằng kháng thể hiện có. Ảnh: AFP
Theo các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện chủng BA.2.75.2 mới của biến thể Omicron gây bệnh COVID-19 chính là chủng có khả năng lẩn trốn hệ miễn dịch mạnh nhất.
BA.2.75.2 là một dòng phụ của biến thể BA.2.75, được ghi nhận lần đầu tại Ấn Độ vào tháng 5 vừa qua. Nó đã khiến các nhà nghiên cứu chú ý đến vì những ưu thế đột biến chưa từng có.
Biến thể BA.2.75 không có cơ hội lan rộng khi BA.5 “thống trị” thế giới. Nhưng dòng phụ BA.2.75.2 của nó lại đang là mối đe dọa lớn vì sở hữu hai đột biến giúp nó dễ dàng bám chặt và xâm lấn vào tế bào con người.
Tệ hơn nữa, chủng virus này có khả năng né tránh hàng rào miễn dịch mạnh mẽ có được nhờ tiêm vaccine và nhiễm virus trước đó. Điều đó khiến các phương pháp điều trị bằng kháng thể trở nên kém hiệu quả hơn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London, Viện Karolinska và Đại học Cape Town đã xác định BA.2.75.2 khó vô hiệu hóa gấp 6,5 lần so với BA.5, khiến nó trở thành “biến thể kháng trung hòa” nhất từng được đánh giá cho đến nay.
Các nhà nghiên cứu viết trong một bài báo trên trang bioRxiv.org: “Những dữ liệu này làm dấy lên lo ngại rằng BA.2.75.2 có thể né tránh hiệu quả khả năng miễn dịch cộng đồng”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi BA.2.75 và các biến phụ khác trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 tiếp tục lưu hành trên khắp thế giới.
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO, cho biết cơ quan này đang làm việc với các chuyên gia để đánh giá sự lây truyền và mức độ nghiêm trọng của chủng virus trên, cũng như tác động của các biện pháp đối phó.
Ảnh minh họa: Xinhua
Khi được hỏi về các chủng vi khuẩn có thể thúc đẩy một làn sóng lây nhiễm trong mùa thu năm nay, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Mỹ Anthony Fauci đã bày tỏ sự nghi ngờ về biến thể BA.2.75.2.
Trong một nghiên cứu riêng biệt, các chuyên gia tại Đại học Bắc Kinh và Viện Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc đã phát hiện chủng BA.2.75.2 mới có lợi thế đột biến chưa từng có.
Trong một bài báo xuất bản trên bioRxiv.org, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết BA.2.75.2 thể hiện khả năng miễn dịch mạnh nhất.
Những người từng nhiễm BA.5 chỉ có 1/10 khả năng ngăn ngừa tái nhiễm với chủng mới. So với BA.2.75, chủng mới này có nguy cơ gây tái nhiễm cao gấp 4,2 lần ở những người đã tiêm ba mũi vaccine Sinovac.
Nó cũng có khả năng gây tái nhiễm ở những người từng nhiễm BA.1 cao hơn 5,9 lần, gấp 6,2 lần đối với BA.2 và 2,7 lần đối với BA.5 .
BA.2.75.2 đặc biệt đáng lo ngại vì nó có khả năng làm cho việc truyền kháng thể và các phương pháp điều trị khác kém hiệu quả hơn.
Hiện vẫn chưa rõ các loại vaccine hiện có, kể cả liều vaccine tăng cường chống lại Omicron mới nhất, sẽ vô hiệu hóa chủng virus mới như thế nào.
Trong bài đăng trên Tạp chí Y học New England vào đầu tháng này, các nhà khoa học cho biết vaccine Moderna được phát triển dựa trên chủng virus ban đầu bị giảm khả năng vô hiệu hóa BA.2.75 gấp 4 lần, nhưng vẫn có hiệu quả.
Chuyên gia Cao Yunlong tại Đại học Bắc Kinh, một trong những tác giả chính của bài nghiên cứu ở Trung Quốc, đã bày tỏ lo ngại trước hiệu quả của các liều vaccine tăng cường đối với BA.2.75.2.
Ông khẳng định: “Việc phát triển vaccine Sars-CoV-2 phổ rộng và thuốc kháng thể trung hòa nên được ưu tiên cao”.
Theo Báo Tin Tức
-
Sức khỏe4 giờ trướcBộ Y tế cho hay nước ta đang tạm dừng sử dụng Evusheld, loại thuốc dự phòng và điều trị Covid-19, để tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
-
Sức khỏe6 giờ trướcNhiều người bệnh phát hiện bệnh suy thận ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
-
Sức khỏe6 giờ trướcVừa qua Giao thừa, sản phụ được gia đình đưa vào viện mổ đẻ trong tình trạng vỡ ối đã lâu, có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, đau đớn...
-
Sức khỏe9 giờ trướcCác nhà nghiên cứu cho biết máy sấy sử dụng tia cực tím (UV) để làm kho gel sơn móng tay có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí cả nguy cơ ung thư.
-
Sức khỏe10 giờ trướcQuảng Ngãi - Dù gia đình biết con mình hóc hạt bí và khi vào viện đã nói với y bác sĩ, tuy nhiên các y bác sĩ đã không cứu được cháu bé.
-
Sức khỏe10 giờ trướcCó tiền sử khỏe mạnh nhưng sau đó anh H. xuất hiện ho khan và đau tức ngực trái. Lo lắng, anh đã vào viện thăm khám.
-
Sức khỏe10 giờ trước5 loại tác nhân virus gây bệnh mới nổi thật sự có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu ở nước ta và một số vùng trên thế giới.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNgày Tết nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ ăn. Đặc biệt là không ít nhà gói nhiều bánh chưng, làm các loại mứt để ăn dần đến ra Giêng. Thực tế khi thời tiết nóng ẩm, hoặc đồ ăn để lâu ngày không bảo quản đúng cách dẫn đến nấm mốc, gây hại tới sức khỏe nếu ăn vào.
-
Sức khỏe14 giờ trướcMột số người nhận thấy họ đi vệ sinh nhiều hơn sau khi thưởng thức cà phê.
-
Sức khỏe15 giờ trướcSau tuổi 40, chị em nên tẩm bổ bằng 3 loại "thuốc bổ thượng hạng" này mỗi tuần.
-
Sức khỏe16 giờ trướcTôi chỉ uống 2 ly rượu nhỏ nhưng mặt đã đỏ phừng phừng. Đây có phải dấu hiệu nguy hiểm không thưa bác sĩ? (An An, 25 tuổi, Đồng Nai).
-
Sức khỏe16 giờ trướcGan nhiễm mỡ là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Căn bệnh này có thể gây xơ gan hoặc sẹo gan, thậm chí suy gan và ung thư gan nếu chúng ta không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 26/1 (mùng 5 Tết), Việt Nam ghi nhận 17 ca mắc COVID-19, tăng gần gấp đôi so với hôm qua. Hiện còn 3 bệnh nhân nặng đang điều trị, giảm 1 ca sau 24 giờ.