Biết sự thật này, bạn sẽ muốn từ bỏ thói quen đeo tai nghe ngay lập tức

Sự thật, hay hậu quả này là điều chắc chắn sẽ xảy ra từ thói quen sử dụng tai nghe của rất nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng ngày nay.

Sự thật, hay hậu quả này là điều chắc chắn sẽ xảy ra từ thói quen sử dụng tai nghe của rất nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng ngày nay.

Với nhiều người, chiếc tai nghe giờ đã trở nên quen thuộc đến mức thiếu nó là cảm thấy bứt rứt, trống vắng. Thật vậy, tai nghe được chúng ta dùng ở mọi lúc mọi nơi, khi đang làm việc ở công ty, khi tập gym, khi chờ đợi, thậm chí cả khi đi trên đường, và cả những khi chỉ đơn giản là để không bị làm phiền.

Tuy nhiên, thói quen này thật sự vô cùng đáng sợ, vì rất nhiều lý do.

tai nghe
(Ảnh: Internet)

Lý do đầu tiên, có lẽ nhiều người đã nghĩ đến ngay lập tức là việc lạm dụng tai nghe trong thời gian dài, với âm lượng cao có thể dẫn đến tình trạng đau tai, giảm thính lực, nhức đầu - điều này đúng với cả việc dùng tai nghe loại chụp đầu lẫn nhét tai, nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn ở những người dùng tai nghe nhét tai, đặc biệt là những người trẻ.

Nhưng bên cạnh đó còn là một vấn đề khác dễ gặp hơn nhiều mà nhiều người chưa nhận thức được, nhưng nếu biết thì sẽ sợ ngay: sử dụng tai nghe nhét tai thường xuyên có thể khiến ráy tai từ chỗ vô hại thành có hại, dẫn đến nhiễm trùng tai.

Thực tế ráy tai chỉ là sản phẩm sinh ra trong quá trình tự làm sạch của tai, và cũng giúp chặn bớt vi trùng và bụi bẩn xâm nhập vào bên trong, có thể nói ráy tai tuy bẩn nhưng vô hại. Chiếc tai nghe nhét tai cũng vậy, thực tế là bản thân nó cũng không gây hại, nhưng nếu ta dùng mỗi ngày, trong thời gian dài và/hoặc có ống tai nhỏ, lượng ráy tai tích tụ sẽ nhanh chóng bị đẩy vào trong. Chúng ta đang cảnh giác hơn với tăm bông ngoáy tai, cho rằng đó là thủ phạm lớn nhất gây nên tình trạng này nhưng thực tế không có ai sử dụng bông ngoái tai quá 1 phút/ngày trong khi thời gian sử dụng tai nghe có thể tính bằng nhiều tiếng đồng hồ.

Không chỉ đẩy thêm, những chiếc tai nghe còn đưa vào tai của chúng ta thêm vi khuẩn - chúng có thể chính là những thứ có sẵn trong tai chúng ta, bám vào tai nghe rồi được đưa trở lại trong những lần sau, gây vượt giới hạn cho phép, và cũng có thể là vi trùng, vi khuẩn ngoại lai từ mặt bàn, trong túi… mà tai nghe đã tiếp xúc - sự lây lan này là rất dễ dàng, đặc biệt khi tai nghe đã dính chất nhờn ẩm trong tai, không chỉ thu hút mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi của những vi sinh vật này.

Bạn tưởng mọi chuyện đáng ngại đến đây đã là quá đủ thì hãy nghĩ lại, bởi chúng ta còn có thói quen mượn/cho mượn tai nghe, hoặc sử dụng chung cho… tình cảm, việc làm đồng nghĩa với tăng thêm đáng kể vi khuẩn trong tai mình.

Tất nhiên chuyện từ bỏ tai nghe sẽ là rất khó khi chúng ta đã gắn chặt với thói quen này từ lâu, và thật ra cũng không nhất thiết phải như vậy. Những việc bạn thật sự cần làm là:

tai nghe
(Ảnh: Internet)

- Giảm bớt thời gian sử dụng tai nghe càng nhiều càng tốt, đây là yêu cầu chắc chắn;

- Từ bỏ thói quen chia sẻ tai nghe với người khác;

- Thường xuyên vệ sinh tai nghe đúng cách, sau đó cất trong hộp sạch. Và việc vệ sinh đúng cách ở đây bao gồm bạn lau sạch lớp ráy tai bên ngoài, sau đó dùng bông thấm chất diệt khuẩn hoặc cồn để lau tai nghe, lưu ý không thấm bông quá ướt sẽ dễ gây hỏng tai nghe, dù sao, bạn hãy nhớ, đây cũng là một món phụ kiện công nghệ.


Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.