- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ Y tế nói gì về thông tin "biến thể Covid-19- Omicron mới độc hơn Delta gấp 5 lần"?
Thông tin lan truyền trên mạng xã hội về biến thể Omicron mới gây dịch Covid-19 độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần và có tỉ lệ tử vong cao hơn. Tuy nhiên, Bộ Y tế khẳng định đây là tin giả.
Trên mạng xã hội những ngày qua lan truyền thông tin về biến thể Covid-19 - Omicron mới. Theo thông tin này, biến thể Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần và có tỉ lệ tử vong cao hơn.
Thông tin lan truyền trên mạng còn khẳng định biến thể Covid-19 - Omicron mới có khả năng lây nhiễm nhanh hơn cũng như lẩn tránh miễn dịch từ vắc-xin tốt hơn so với các biến chủng hiện nay.
"Nhiễm biến thể Covid-19 - Omicron mới không gây ra nhiều triệu chứng ở mũi họng mà ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, nơi được coi là cửa sổ sự sống và do vậy gây tử vong rất nhanh... Xét nghiệm test nhanh ngoáy mũi thường âm tính với biến thể Covid - Omicron mới, và do vậy ngày càng có nhiều âm tính giả trong các xét nghiệm dịch mũi họng..."- thông tin trên mạng nêu.
Tin giả về biến thể gây dịch Covid-19 lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua - Ảnh: HG
Theo Bộ Y tế, nhiều ngày qua, nước ta không có ca Covid-19 nặng phải can thiệp ECMO, không có F0 tử vong. Trong bối cảnh dịch Covid-19 giảm sâu, cuộc sống dần trở lại bình thường thì thông tin này đã ít nhiều gây hoang mang, lo lắng cho người dân.
Liên quan đến thông tin này, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một đại diện Bộ Y tế khẳng định đây là tin giả. Bộ Y tế chưa có bất kỳ thông báo nào về thông tin biến thể mới của Covid-19 như trên. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng chưa có các cảnh báo với nội dung như thông tin lan truyền trên mạng xã hội.
Đại diện Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng trước những thông tin không chính xác. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa kết thúc, người dân không nên chủ quan, nên thực hiện các khuyến cáo của ngành y tế về việc phòng chống dịch như: Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên... để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
"Hiện Bộ Y tế vẫn bám sát diễn biến tình hình dịch trên thế giới, nâng cao công tác phân tích, dự báo để có phương án đáp ứng hiệu quả các tình huống dịch có thể xảy ra, nhất là đối với các biến chủng mới của Covid-19; thường xuyên trao đổi với WHO để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng" - vị này thông tin.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan trước dịch bệnh
Tại hội nghị khoa học năm 2022 do Viện Pasteur TP HCM tổ chức mới đây, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, thông tin Tổ chức Y tế thế giới cho biết hiện nay số ca mắc, tử vong tiếp tục tăng ở khu vực châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương, châu Phi, miễn dịch không bền vững, các biến thể mới, biến thể phụ đáng lo ngại mới vẫn có thể tiếp tục xuất hiện trên thế giới.
Theo GS Lân, thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh BA.2, BA.2.3, BA.2.3.2, trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia và có nguy cơ xâm nhập nước ta, có thể dẫn tới gia tăng các ca Covid-19 trong thời gian tới
Trước đó, WHO nhận định thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch. Tổ chức này cũng cảnh báo về những biến thể mới của Covid-19 có thể làm cho dịch bệnh trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Trong đó, Omicron hiện là biến thể phổ biến trên thế giới, nhưng có thể chưa phải là biến thể cuối cùng.
Trong khi Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu cũng nhận định, biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều nước châu Âu và gia tăng tại một số nước trong những tuần gần đây và khuyến cáo các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc-xin tăng cường, mũi nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, thời gian qua số ca mắc Covid-19 giảm sâu
Tại Việt Nam, số ca mắc mới thời gian qua có xu hướng giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc mới mỗi ngày chỉ còn 600 - 700 nhưng số ca mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành. Trước nguy cơ biến thể phụ BA.5 xâm nhập Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều các mũi vắc-xin Covid-19 nhắc lại theo khuyến cáo để có thể tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới của dịch bệnh.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường truyền thông, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống giáo dục… trong việc vận động tiêm vắc-xin Covid-19 và phòng, chống dịch bệnh;
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin Covid-19, nhất là tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên; đánh giá miễn dịch cộng đồng để chủ động có giải pháp phòng ngừa lây nhiễm, nhất là đối với các biến chủng mới.
Tổ chức phát động Chiến dịch tiêm chủng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn quốc, đi đầu, gương mẫu trong việc tiêm vắc-xin Covid-19 theo khuyến cáo.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.742.891 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.484 ca nhiễm). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 677 ca/ngày. Đây là cọn số trung bình thấp nhất trong nhiều tháng qua bởi trước đó, có những thời điểm số mắc trung bình lên đến hơn 100.000 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.084 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Nhiều ngày qua nước ra chỉ ghi nhận 1-2 trường hợp tử vong do Covid-19. |
Theo NLD
-
Sức khỏe1 giờ trướcNgoài "tắm sau bữa ăn", có 2 việc cũng không nên làm sau bữa ăn để đề phòng nhồi máu não, nhất là đối với người trung niên và người già bị cao huyết áp.
-
Sức khỏe1 giờ trướcNgày 7.8, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cho biết bệnh viện vừa ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết. Bệnh nhân ngụ tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, bị sốt và tự điều trị tại nhà.
-
Sức khỏe10 giờ trướcUống phải rượu giả, rượu pha cồn công nghiệp có thể khiến nạn nhân gặp nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, triệu chứng của nó dễ nhầm với say rượu thông thường.
-
Sức khỏe13 giờ trướcChỉ cần hấp thụ đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn là có thể đạt được ngũ hành, ngũ tạng hài hòa, từ đó bồi bổ cơ thể và nuôi dưỡng tuổi thọ.
-
Sức khỏe17 giờ trướcLiên tiếp những ngày qua, nhiều ngày trên cả nước ghi nhận hơn 2.000 ca mắc COVID-19 mới. Số ca nặng phải nhập viện thở oxy cũng tăng.
-
Sức khỏe22 giờ trướcĐây là trường hợp nam bệnh nhân 33 tuổi (quốc tịch Trung Quốc, đang sống tại Hà Đông, Hà Nội) được chẩn đoán ung thư tinh hoàn trái giai đoạn I.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu bạn thuộc một trong 5 kiểu người này thì hãy coi chừng, đột quỵ có thể tấn công bất cứ lúc nào.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThay vì dùng đường, bạn có thể pha nước chanh theo 4 cách sau đây để đảm bảo sức khỏe tốt hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau các cuộc nhậu 'tới bến' là thời điểm 'cậu nhỏ' thường trở nên yếu đuối, việc quan hệ dễ khiến quý ông gặp các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, gây xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, ảnh hưởng đến chất lượng tinh binh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu bạn vẫn thường xuyên dùng những món này vì cho rằng chúng tốt cho sức khỏe, đã đến lúc nên nhìn nhận lại.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBA.5 không nguy hiểm như Delta nhưng biến thể phụ này có thể mang đến một làn sóng dịch mới khó lường.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu bạn muốn ly cà phê mỗi sáng của mình tăng gấp đôi hiệu quả kéo dài tuổi thọ, duy trì sự trẻ lâu thì không thể bỏ qua món bổ sung.
-
Sức khỏe2 ngày trướcKhi mắc cúm, đa số người bệnh có tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn này lại rất quan trọng.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrong cơ thể mỗi người đều tồn tại 8 thứ “độc”, làm thế nào để giải độc?