- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bóc tỏi ngâm vào loại nguyên liệu này sau 2 ngày lấy ra dùng, cả nhà không cần lo bị ho cảm, ốm vặt mùa lạnh, da còn đẹp hồng, căng mịn ai nhìn cũng mê
Trào lưu làm đồ uống tăng cường sức khỏe từ tỏi hiện nay cũng được các Tiktoker tích cực lăng xê, coi là thần dược, hóa ra đều có lý do cả.
Thời gian gần đây, mạng xã hội Tiktok liên tục cho ra những video khẳng định món tỏi ngâm mật ong đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Theo các Tiktoker này, món ăn không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn phòng tránh ho cảm, ốm vặt vô cùng hiệu quả lại còn giúp dưỡng da hồng hào, căng mịn.
Trào lưu ngâm tỏi mật ong chữa bệnh, làm đẹp da lan tràn mạng xã hội Tiktok.
Vậy, thực hư món ăn này tốt đến đâu? Chúng ta cùng khám phá qua phân tích của chuyên gia nhé! Đầu tiên, hãy xem món ăn này được làm thế nào, cách dùng ra sao.
Tỏi ngâm mật ong siêu dễ làm qua 3 bước cơ bản
Nguyên liệu:
- Tỏi, 3-4 củ tùy thích.
- Mật ong
- Một lọ có nắp đậy kín.
Cách làm:
- Bóc vỏ, làm sạch và thái tỏi thành các lát nhỏ.
- Trộn đều tỏi thái lát cùng với mật ong trong lọ.
- Đậy kín lọ mật ong trộn tỏi, để nơi thoáng mát trong vài ngày.
Cách dùng: Sau 2 ngày lấy ra sử dụng một thìa trước khi ăn, bạn sẽ được tăng cường sức đề kháng chống chọi lại với bệnh tật mùa lạnh, ít bị ốm đau, ốm vặt, đánh bay các triệu chứng ho, cảm lạnh... Điều đáng nói, hỗn hợp tỏi ngâm mật ong không chỉ là thuốc chữa bệnh mà còn là thuốc bổ giúp phòng chống bệnh mà ai cũng có thể sử dụng.
Hỗn hợp tỏi ngâm mật ong không chỉ là thuốc chữa bệnh mà còn là thuốc bổ giúp phòng chống bệnh mà ai cũng có thể sử dụng.
Ăn tỏi ngâm mật ong rất tốt cho sức khỏe nhưng muốn tốt ngang thần dược phải ăn khi đói!
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị y học cổ truyền), tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2… Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun.
Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu. "Nên dùng 5-15g mỗi ngày, ở dạng còn sống vì nấu chín tỏi sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh", ông Trung nói.
Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có vị ngọt, tính bình, không nóng. Thành phần chủ yếu của mật ong là đường gluco, lenluzo và fructozo, chất thơm, các loại men, có nhiều vitamin A, B, D, khoáng chất. Theo Đông y, mật ong được dùng làm thuốc bổ toàn thân, nhuận tràng, sát khuẩn, chữa đau loét dạ dày, tá tràng, viêm phế quản...
Mật ong và tỏi có tác dụng tương tự như nhau.
"Như vậy có thể nói, mật ong và tỏi có tác dụng tương tự như nhau. Do đó, về mặt nguyên lý, kết hợp ăn mật ong với tỏi là hoàn toàn vô hại. Chỉ có điều khi trộn mật ong với tỏi sẽ tạo ra mùi vị dễ ăn không mà thôi. Tỏi ngâm mật ong hoàn toàn có tác dụng làm thuốc bổ toàn thân", vị lương y này cho biết. "Chúng ta có thể dùng hỗn hợp này khoảng 15-20g/ngày, tối đa là 40g, sẽ rất tốt để tăng cường sức khỏe.
Lý do mà chúng ta chỉ nên ăn hỗn hợp tỏi ngâm mật ong lúc đói là bởi vì "ăn lúc đói sẽ hấp thu tốt hơn cho cơ thể. Nếu ăn vào lúc no thì hỗn hợp sẽ nhào trộn cùng thức ăn, làm loãng hiệu quả tăng cường sức khỏe". Lương y cũng nhắc, bạn nên đập dập tỏi trước khi cho vào mật ong ngâm sẽ giúp phát huy hiệu quả tốt hơn là để nguyên tép tỏi.
Lý do mà chúng ta chỉ nên ăn hỗn hợp tỏi ngâm mật ong lúc đói là bởi vì "ăn lúc đói sẽ hấp thu tốt hơn cho cơ thể.
Ngoài ra, lương y Vũ Quốc Trung cũng nói thêm, không chỉ hỗn hợp tỏi ngâm mật ong mới có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa bệnh. Đông y cũng đã khám phá ra nhiều công thức như trộn mật ong với nghệ để chữa bệnh đau dạ dày, hành tá tràng…
Trả lời thêm về vấn đề này, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng nhận định, sử dụng tỏi ngâm mật ong không chỉ có công dụng chữa bệnh mà còn là thuốc bổ giúp tăng cường sức đề kháng cho mọi người khi thời tiết chuyển mùa.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, mật ong chứa 60-70% là glucose, ngoài ra còn có sacharose, muối vô cơ, axit hữu cơ, men tiêu hóa, chất béo… Mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh: tâm, tì, phế, vị, đại tràng. Lượng khuyến cáo mỗi ngày là 10-20g/ngày.
Ngâm trong mật ong vài ngày sẽ làm cho tỏi ngấm hơn, nâng cao hiệu quả chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Đây là một loại thuốc bổ, giảm mật độ axit của dịch vị, làm axit dạ dày hoạt động bình thường. "Nó có thể chữa được nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm gan, viêm túi mật, diệt vi trùng", lương y Bùi Hồng Minh nói. Khi kết hợp với tỏi cũng là thuốc quý trong Đông y sẽ tạo thành bài thuốc chữa bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cực tốt. Nhất là việc ngâm trong mật ong vài ngày sẽ làm cho tỏi ngấm hơn, nâng cao hiệu quả chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, giới chuyên gia khuyến cáo: "Có một số trường hợp không nên dùng tỏi". Trẻ em bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, người có phản ứng phụ khi ăn hỗn hợp tỏi ngâm mật ong cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ. Ngoài ra, mật ong có tính chất phụ thuộc vào vùng nguyên liệu ong lấy mật, cần chú ý mua đúng nơi uy tín để tránh bị ngộ độc.
THEO PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC
-
Sức khỏe9 giờ trướcTỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Không chỉ giúp các món ăn thêm thơm ngon, ăn tỏi sống hàng ngày có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe10 giờ trướcTỏi là gia vị rất quen thuộc trong căn bếp, khi ngâm nó cùng mật ong sẽ tạo nên dung dịch nhiều công dụng cho sức khỏe nếu bạn dùng đúng cách.
-
Sức khỏe12 giờ trướcBệnh nhân mắc cúm A bị biến chứng nặng có tiền sử bệnh tiểu đường (đái tháo đường), tăng huyết áp, suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính.
-
Sức khỏe17 giờ trướcĐây là ca thứ 6 mắc bệnh ho gà được ghi nhận tại huyện Bù Đăng, trong đó có 2 ca tử vong, 4 ca đã khỏi bệnh
-
Sức khỏe18 giờ trướcDù rất dễ mua, giá rẻ, cũng dễ tự trồng nhưng 3 thực phẩm này lại là “vũ khí đắc lực” giúp chúng ta chống lại bệnh mỡ máu, tim mạch.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVới hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào, protein chất lượng cao, vitamin và khoáng chất, cá hồi giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cực tốt cho bệnh thận.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐậu phộng (lạc) là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của người Việt, nhưng không phải ai cũng ăn được loại thực phẩm này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCúm chỉ là cảm lạnh nặng, không có triệu chứng cúm thì không lây bệnh, kháng sinh là thuốc trị cúm... Đó là những hiểu nhầm về bệnh cúm của không ít người, mặc dù trong thời gian gần đây, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã ‘ngập tràn’ thông tin về căn bệnh cúm mùa.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột số sai lầm khi tập thể dục có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Trường hợp của người đàn ông ở Phúc Kiến, Trung Quốc dưới đây là ví dụ điển hình.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTỏi sống là món ăn yêu thích của nhiều người, vậy ăn 2 tép tỏi sống mỗi ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe2 ngày trướcChạy bộ là hoạt động thể dục tốt cho sức khoẻ nhưng không phù hợp với tất cả, dưới đây là những người không nên chạy bộ.
-
Sức khỏe2 ngày trướcThức uống từ củ gừng và chanh tươi được nhiều người yêu thích, vậy uống nước chanh gừng tươi có tác dụng gì?