Bong nhau thai: Mẹ dễ mất con!

Bong nhau thai là một biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ, với những trường hợp nặng, tỷ lệ tử vong của thai nhi từ 30 đến 60%.

Bong nhau thai là một biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ, với những trường hợp nặng, tỷ lệ tử vong của thai nhi từ 30 đến 60%.

Nhau thai là cơ quan chịu trách nhiệm trao đổi chất giữa mẹ và phôi thai/ thai nhi. Nhau thai có thể bị tách rời một phần ra khỏi tử cung, dẫn đến sự tích tụ máu giữa nhau thai và tử cung. Bong nhau thai có thể gây ra sinh non hoặc thai chết lưu. Do đó, bong nhau thai hay nhau bong non tương ứng với sự bong sớm của nhau thai mà lẽ ra bình thường là được gắn liền với tử cung (nhau bong non).

Nguy cơ và hậu quả của bong nhau thai

Bong nhau thai là một biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ: những trường hợp nặng chiếm khoảng 5 phần nghìn trong số phụ nữ mang thai trong khi những trường hợp nhẹ hơn chiếm khoảng 5%. Đối với những trường hợp nặng, tỷ lệ tử vong của thai nhi từ 30 đến 60%.

Những yếu tố về nguy cơ đã được tìm thấy, như tăng huyết áp thai kỳ (40 đến 50% trường hợp bong nhau thai), các chấn thương trong khi mang thai (chấn thương vùng bụng dưới trong một vụ tai nạn giao thông, ngã, …) hoặc hút thuốc lá hoặc thai quá ngày.

Bong nhau thai: Mẹ dễ mất con! - 1

Bong nhau thai là một biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ, với những trường hợp nặng, tỷ lệ tử vong của thai nhi từ 30 đến 60%. (ảnh minh họa)

Nguyên nhân và cơ chế gây bong nhau thai

Bong nhau thai xảy ra quá sớm trước khi sinh và do đó xảy ra trong khi mang thai hoặc trong quá trình lao động. Bình thường nhau thai bám vào tử cung, ngược lại với nhau tiền đạo. Bong nhau thai có thể gây ra chảy máu và hình thành tụ huyết. Hậu quả sẽ ảnh hưởng đến cả thai nhi (rối loạn quá trình trao đổi chất giữa thai nhi và mẹ) và mẹ (xuất huyết, rối loạn đông máu).

Triệu chứng và dấu hiệu của bong nhau thai

Bong nhau thai thường xảy ra ở cuối thai kỳ (kỳ cuối) và gây ra một cơn đau bụng dưới dữ dội, đột ngột, ở tử cung. Ngược lại với các cơn co tử cung, cơn đau do bong nhau thai kéo dài hơn.

Đôi khi, những triệu chứng gần giống với một mối đe dọa/nguy cơ sinh non với các cơn co thắt rất đau đớn. Chảy máu đường sinh dục là một dấu hiệu thứ hai, thông thường, chúng ta nói đến ở đây là máu đen.

Buồn nôn, nôn, tăng huyết áp cũng có thể xảy ra.

Không nên nhầm lẫn bong nhau thai với bệnh gì?

Nhiều nguyên nhân cũng có thể gây ra xuất huyết trong kỳ thứ 3 của thai kỳ. Nhau tiền đạo cũng gây ra xuất huyết máu đỏ tươi, mà không gây đau đớn gì. Xuất huyết cũng có thể do nội trạng (cổ tử cung).

Cơn đau cũng có thể do những nguyên nhân khác nhau: đau sỏi thận, viêm tụy cấp nhưng cũng có thể viêm ruột thừa cấp.

Có biện pháp nào có thể phòng tránh bong nhau thai không?

- Có biện pháp điều trị để ngăn ngừa tái phát với những phụ nữ có tiền sử bị bong nhau thai.

- Nếu không, việc giám sát thường xuyên (siêu âm, huyết áp, thử nước tiểu, …) cho phép nhanh chóng phát hiện bong nhau thai.

- Tất cả chấn thương vùng bụng đương nhiên bị cấm.

Bong nhau thai: Mẹ dễ mất con! - 2

Bất kỳ khi nào có sự xuất huyết vào ba tháng cuối thai kỳ hoặc cơn đau vùng bụng bất thường, mẹ bầu phải đi khám bác sĩ khoa sản gấp. (ảnh minh họa)

Bong nhau thai: khi nào mẹ bầu cần đi khám?

Bất kỳ khi nào có sự xuất huyết vào ba tháng cuối thai kỳ hoặc cơn đau vùng bụng bất thường, mẹ bầu phải đi khám bác sĩ khoa sản gấp. Sự hỗ trợ, can thiệp sớm và phù hợp trong trường hợp bong nhau thai thường sẽ giúp mẹ bầu đi đến cuối thai kỳ mà không có biến chứng nào.

Bác sĩ sẽ làm gì?

Qua kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ xác nhận nghi ngờ về việc nhau bong non hay bong nhau thai. Tử cung co lại khi khám vùng bụng, kèm theo độ cao của tử cung cũng tăng lên. Khi thực hiện khám âm đạo, bác sĩ sẽ phát hiện thấy một đoạn thấp hơn của dạ con cứng và căng, cổ tử cung thay đổi.

Các dấu hiệu sốc mất máu cũng cần phải tìm kiếm (mẹ xanh xao, mạch đập nhanh). Siêu âm cho thấy khối máu tụ và đánh giá tương đối lượng máu tụ; siêu âm giúp loại bỏ các chuẩn đoán về nhau tiền đạo và phán đoán về sự sống của thai nhi. Mẫu máu sẽ cho phép xác định các vấn đề về đông máu, mất máu và các bất thường khác. Phương án điều trị là hồi sức cho mẹ (bù lượng máu bị mất, giảm huyết áp nếu cần thiết) và cả các phương pháp về sản khoa.

Đẻ mổ với phương pháp gây mê toàn thân nhanh chóng được áp dụng nếu thai nhi còn sống và có dấu hiệu bị đau. Sinh thường đôi khi cũng được áp dụng. Sau khi sinh, thăm khám tử cung được làm một cách có hệ thống và giúp kiểm soát không bị sót nhau thai.

Chuẩn bị cho lần thăm khám tiếp theo thế nào ?

Do mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn của bong nhau thai, mẹ bầu cần theo dõi một cách chính xác các kiến nghị, đặc biệt là chế độ nghỉ ngơi nghiêm ngặt. Cần chú ý bất kỳ cơn đau, sự chảy máu nào thậm chí là nhỏ nhất hoặc triệu chứng khác.

Theo Khám Phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.