BS Trương Hữu Khanh: 2 sai lầm về oxy F0 hay gặp phải

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) nhiều F0 nghe tin trên mạng cho rằng tự thở oxy sẽ gây ngộ độc nên không dám thở oxy. Điều này là không đúng.

BS Trương Hữu Khanh: 2 sai lầm về oxy F0 hay gặp phải-1

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết đến nay nhiều người có quan điểm sai lầm về sử dụng oxy tại nhà.

Thứ nhất, sợ ngộ độc: Hiện nay nhiều người có trang bị bình oxy hoặc máy tạo oxy tại nhà nhưng vì nghe các thông tin không đúng nên không dám dùng khi SpO2 đã tụt. 

Theo bác sĩ Khanh, 80 % F0 mắc thể nhẹ nhưng có 20 % sẽ trở nặng từ ngày thứ 5 – 7 trở đi. Vì vậy, khi bệnh nhân Covid-19 trở nặng, bắt đầu cảm thấy khó thở, SpO2 tụt, nhịp tim nhanh, người bệnh cần bình tĩnh, tập thở hít sâu, thở đều rồi báo với y tế hỗ trợ.

Trong lúc chờ sự hỗ trợ của y tế, nếu tại nhà có sẵn nguồn oxy hoặc có người mang bình oxy, máy tạo oxy đến, đừng ngại sử dụng, BS Khanh nói.

Để sử dụng oxy an toàn, F0 nên gọi hỗ trợ y tế, có thể gọi theo tổng đài 1022, tổng đài của các trường đại học, các bác sĩ nhận tư vấn miễn phí online...

BS Trương Hữu Khanh: 2 sai lầm về oxy F0 hay gặp phải-2
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

Mỗi người bệnh hoặc gia đình F0 nên tìm 1 bác sĩ tư vấn online để hỗ trợ. Người này sẽ hướng dẫn chi tiết như cách điều chỉnh máy, bao nhiêu lít/phút, cách theo dõi song song giữa đồng hồ oxy và chỉ số SpO2.

Nếu không có hướng dẫn từ bác sĩ, người dùng tự điều chỉnh không đúng thì sẽ không giúp nồng độ SpO2 tăng lên được. Bác sĩ Khanh cho biết thở oxy không gây ngộ độc. Trường hợp quá liều xảy ra ở những người khoẻ mạnh dùng oxy. Và hầu như chỉ lo quá liều oxy ở đối tượng trẻ sơ sinh.

Thứ hai, lệ thuộc oxy: Nhiều người chỉ dùng máy oxy mà không tập thở, nghĩ rằng có oxy là ổn. Điều này là không nên, BS Khanh nói.

Dù có máy oxy tại nhà, bạn vẫn phải tự cố gắng tập thở, kết hợp với các tư thế nằm sấp cải thiện oxy phổi để giúp cải thiện chỉ số SpO2.

Ngay tại các cơ sở y tế, bác sĩ vẫn yêu cầu người bệnh phải vận động, phải tập thở, phải trở mình theo các tư thế khác nhau để giúp tăng nồng độ oxy.

Các dấu hiệu báo hiệu F0 thiếu oxy: Xanh tím môi và đầu ngón tay, co kéo vị trí cơ trên vùng cổ và 2 bên sườn, chóng mặt, mạch trên 100 lần/phút, khó thở, thở nhanh trên 24 lần/ phút, nồng độ oxy máy đo bằng máy SpO2 (nếu có) dưới 94%.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/bs-truong-huu-khanh-2-sai-lam-ve-oxy-f0-hay-gap-phai-161213008143551491.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.