Bữa ăn nên gồm những gì để khỏe mạnh và sống thọ?

Nhiều gia đình thích ăn các món chiên xào, chú trọng tinh bột và đạm, điều này đúng hay sai?

Nhiều gia đình thích ăn các món chiên xào, chú trọng tinh bột và đạm, điều này đúng hay sai?

TS. BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra những lời khuyên bổ ích về chế độ ăn uống để cả gia đình phát triển khỏe mạnh như sau:

1. Đa dạng thực phẩm

Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tất cả các loại thực phẩm đều có giá trị riêng. Nguyên tắc ăn uống quan trọng ở đây là phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất bao gồm chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Trong 4 nhóm chất này, đa phần hiện nay, các gia đình Việt chỉ chú trọng vào tinh bột và chất đạm. Riêng việc bổ sung các chất vitamin và khoáng chất thường bị xem nhẹ.

“Đừng chỉ nghĩ việc ăn rau và trái cây là không quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chúng là nguồn cung cấp các chất oxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp phòng tránh những căn bệnh mạn tính nhưng tiếc rằng nhiều người hiện nay thường bỏ qua”, tiến sĩ Hưng cho hay.

Theo đó, trung bình mỗi ngày một người nên ăn ít nhất 200 g trái cây và 300 g rau xanh các loại. Rau, trái ăn dưới dạng tươi sống và ăn luôn cả xác sẽ tốt hơn, hạn chế các loại nhiều đường.

2. Tăng khẩu phần sữa

Tiến sĩ Hưng khuyến cáo người dân không được quên khẩu phần sữa hàng ngày. Thực tế, đa số người Việt không có thói quen uống sữa và cho rằng sữa chỉ dành cho trẻ nhỏ và người bệnh. Đây là một quan niệm sai lầm bởi theo tiến sĩ Hưng, sữa không chỉ bổ sung lượng canxi cần thiết tốt cho xương và phát triển chiều cao mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh mãn tính.

Do đó, bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa vào danh sách món ăn hằng ngày là cách đơn giản mà hiệu quả trong việc giữ gìn sức khỏe. Theo tiến sĩ Hưng, bắt đầu từ trẻ 1 tuổi đến người lớn, người già, mỗi ngày nên duy trì 400-600 ml sữa, trẻ dưới 1 tuổi cần nhiều hơn.

3. Chọn thực phẩm an toàn

Vẫn theo tiến sĩ Hưng, một trong những cách bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình là chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tốt nhất bạn nên chọn thực phẩm theo mùa để hạn chế tối đa các độc tố của thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất khác.

4. Hạn chế xào rán

Ăn quá nhiều một lúc hoặc ăn quá nhanh các món chiên rán sẽ ảnh hưởng đối với dạ dày vì việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn phải qua một quá trình xử lý rất phức tạp. Đặc biệt, chúng còn khiến cơ thể nóng và nguy cơ đối diện nhiều bệnh như rối loạn chuyển hóa, cao huyết áp, béo phì,…

Theo các chuyên gia, chúng ta nên ăn các thực phẩm ở dạng tự nhiên sẽ vừa hấp thụ các thành phần dinh dưỡng tốt hơn vừa giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh có căn nguyên từ thực phẩm.

Bạn cũng nên chú ý trong việc chọn nguồn cung cấp đạm, nên kết hợp cả đạm từ động vật và thực vật, trong đó tăng cường lượng đạm từ hải sản tốt hơn từ các loại thịt đỏ.

5. Cẩn thận khi bổ sung thực phẩm chức năng

Theo vị bác sĩ, nếu cơ thể không đầy đủ các chất, có thể bổ sung các nguồn cung cấp vitamin từ các thực phẩm chức năng khác, song tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và có sự tư vấn rõ ràng của các chuyên gia về việc bổ sung này.

Ngoài ra, người dân cần duy trì một lối sống lành mạnh, tăng cường vận động. Bác sĩ khuyến cáo mỗi người nên thực hiện các hoạt động thể thao vừa sức 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.