Buổi sáng ngủ dậy nên đánh răng hay uống nước trước mới đúng?

Đây tưởng chừng là một hành động đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng.

Có không ít tranh cãi về việc khi ngủ dậy, chúng ta nên đánh răng trước hay sau khi uống cốc nước đầu tiên trong ngày. Có ý kiến cho rằng ngủ dậy nên đánh răng ngay để đảm bảo vệ sinh răng miệng, nhưng có không ít người lại cho biết cần uống nước trước để giải tỏa cơn khát cho cơ thể.

Vậy ở góc độ các chuyên gia y tế, thì đâu mới là cách làm đúng?

Buổi sáng ngủ dậy nên đánh răng hay uống nước trước mới đúng?-1
Việc đầu tiên bạn làm trong ngày sẽ tác động không nhỏ đến sức khỏe của bạn.

Buổi sáng ngủ dậy nên đánh răng trước hay uống nước trước?

Theo lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng (Bệnh viện Quân Y 110), ngay sau khi thức dậy, chưa cần đánh răng rửa mặt gì cả chúng ta nên uống luôn 300 - 500ml nước ấm.

Bác sĩ giải thích rằng, buổi sáng là lúc trong nước bọt thường có enzym amylase. Loại enzym này giúp cho đường tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, lúc này nước bọt sẽ có môi trường kiềm cùng lợi khuẩn, giúp dạ dày của chúng ta được trung hòa bớt 1 phần axit. 

Nếu không uống nước ngay khi ngủ dậy mà lại đánh răng trước, chúng ta sẽ làm lãng phí mất nguồn lợi khuẩn có trong khoang miệng.

Buổi sáng ngủ dậy nên đánh răng hay uống nước trước mới đúng?-2
Ngay sau khi thức dậy, chưa cần đánh răng rửa mặt gì cả chúng ta nên uống luôn 300 - 500ml nước ấm.

Thực tế, tại Nhật Bản, đất nước nổi tiếng với tỷ lệ người sống thọ cao nhất thế giới, người dân vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc uống nước trước khi đánh răng để duy trì sức khỏe, ngăn ngừa lão hóa.

Ngay sau khi ngủ dậy, uống ngay một cốc nước ấm giúp cơ thể bù lại lượng nước đã mất trong khi ngủ, làm sạch vi trùng khỏi miệng, đẩy nhanh tốc độ thải độc tố, từ đó tăng hiệu quả làm sạch ruột. Ngoài ra, uống nước trước khi đánh răng còn góp phần xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh qua việc tăng cường quá trình trao đổi chất. Đồng thời, chúng còn giúp phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh như tiểu đường, huyết áp, táo bón, viêm dạ dày hay sỏi thận...

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, uống nước khi bụng đói giúp tăng cường sức khỏe làn da và sức khỏe của tóc. Khi cơ thể được bổ sung nước kịp thời, thay vì có một làn da bị khô, nứt nẻ, thì làn da lúc này được cấp ẩm sẽ duy trì trạng thái sáng mịn, căng bóng, tràn đầy sức sống. Cũng nhờ đó mà da đầu được khỏe mạnh, tóc cũng trở nên mềm mại và khỏe đẹp hơn.

Nhưng uống nước sau khi thức dậy thế nào mới đúng?

- Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng cho hay, mọi người nên đánh răng trước khi đi ngủ vào tối hôm trước, để đảm bảo sáng hôm sau ngủ dậy khoang miệng không có nhiều vi khuẩn xấu.

-  Ngay khi vừa thức dậy, tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây tổn thương thành dạ dày và tăng nguy cơ loét dạ dày. Nhiệt độ lý tưởng của ly nước là trong khoảng 20 – 25 độ C. Một ly nước ấm không những thúc đẩy tuần hoàn máu mà còn nâng cao sức đề kháng hiệu quả.

Buổi sáng ngủ dậy nên đánh răng hay uống nước trước mới đúng?-3
Ngay khi vừa thức dậy, tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây tổn thương thành dạ dày và tăng nguy cơ loét dạ dày.

- Tốt nhất là bạn nên uống thành từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhanh vì sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng và dễ khiến bạn bị sặc nước.

- Buổi sáng bạn nên uống nước ở tư thế đứng vì đó chính là "cú đấm nước" để làm sạch hệ tiêu hóa.

- Sau khi uống nước mọi người nên kết hợp với vận động nhẹ, cách này sẽ giúp làm sạch đường tiêu hóa, kích thích nhu cầu đi vệ sinh vào buổi sáng.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/buoi-sang-ngu-day-nen-danh-rang-hay-uong-nuoc-truoc-moi-dung-20220925230808565.htm

uống nước đúng cách


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.