- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ca mắc sởi tăng nhanh, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM yêu cầu xử lý người anti vắc xin
Giám đốc Sở Y tế TPHCM yêu cầu phải có ngay giải pháp tăng miễn dịch cộng đồng và bảo vệ nhóm nguy cơ trước thực trạng ca mắc sởi tăng rất nhanh.
Chiều 12/8, Sở Y tế TPHCM đã có cuộc họp trực tuyến với các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn để thống nhất các giải pháp phòng chống dịch sởi.
Tại cuộc họp, bác sĩ Lê Hồng Nga - Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM - cho biết, đầu năm, TPHCM không ghi nhận ca sởi dương tính nào. Tuy nhiên chỉ trong gần 3 tháng (từ 23/5 - 11/8), các bệnh viện trên địa bàn đã có tới 597 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 346 ca dương tính.
Số ca mắc sởi tại TPHCM tăng nhanh trong gần 3 tháng. Ảnh: B.D
Tính riêng các trường hợp có địa chỉ tại TPHCM, đã có 153 ca tại 57 phường xã của 16 quận, huyện, trong đó 9 địa phương có từ 2 ca mắc sởi trở lên, đủ điều kiện để công bố dịch.
Đáng lo ngại, có đến 73% trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên chưa được tiêm vắc xin ngừa sởi, toàn thành phố không có quận, huyện nào đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin 95% để đảm bảo miễn dịch cộng đồng.
“Có nhiều quận huyện 4 năm liên tiếp không đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95% như quận 5, quận 8, quận 11, huyện Củ Chi, TP Thủ Đức... do vậy không ngăn chặn được sự tấn công của dịch” – bà Nga nói.
Vẫn theo chuyên gia này, qua giám sát, có những nơi gần 40% trẻ sinh sống trên địa bàn không nằm trong danh sách được quản lý, chủ yếu là dân nhập cư. Điều này dễ dẫn đến bỏ sót một số lượng không nhỏ trẻ trong độ tuổi tiêm chủng.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM - cho biết, sởi lây qua đường hô hấp, trung bình 1 người mắc bệnh sẽ lây cho 12-18 ca khác, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ lây của Covid -19 (trung bình 1 ca lây từ 2-5 người).
Bệnh sởi thông thường sẽ tự khỏi, không có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng một số trường hợp có diễn tiến nặng như viêm phổi, viêm não... đặc biệt đối với trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh nền.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng yêu cầu các đơn vị triển khai ngay các giải pháp để tăng miễn dịch cộng đồng, đó là tiêm vét, tiêm bù cho trẻ; tiêm vắc xin cho nhân viên y tế, thân nhân chăm sóc bệnh của 3 bệnh viện Nhi đồng và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM. Bên cạnh đó, phải bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao, bởi nhóm này nếu mắc sởi dễ dẫn đến tử vong.
Đáng nói, Giám đốc Sở Y tế giao thanh tra sở và tổ công tác đặc biệt chủ động phát hiện những cá nhân anti vắc xin (chống vắc xin - nếu có) để làm rõ và xử lý nghiêm những tuyên truyền sai trong cộng đồng.
Lãnh đạo Sở Y tế họp với các cơ sở y tế về phòng chống dịch sởi chiều 12/8. Ảnh: D.T
Về việc này, theo BS CK2 Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, vẫn còn không ít gia đình chống đối việc tiêm vắc xin. “Họ đưa con mắc sởi đến bệnh viện để khám, khi được tư vấn, giải thích, vẫn quyết từ chối tiêm vắc xin cho những thành viên còn lại” – bác sĩ Quy nêu thực tế.
Sau cuộc họp lấy ý kiến chuyên gia ngày 29/7, Sở Y tế đã có tờ trình UBND TPHCM về việc xin ý kiến chỉ đạo một số nội dung liên quan đến kế hoạch chủ động ứng phó dịch bệnh, trong đó có đề xuất thành phố công bố dịch sởi (bệnh truyền nhiễm nhóm B theo luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm).
Từ đó, các địa phương cùng ngành y tế có cơ sở triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, mua sắm thuốc (bao gồm cả vắc xin), sinh phẩm, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 5 tuổi.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe4 giờ trướcDù mất điện, phải dùng máy phát lấy ánh sáng, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Trường vẫn triển khai phẫu thuật cấp cứu thai nhi bị suy tim ở Nam Định.
-
Sức khỏe12 giờ trướcMatcha là bột nghiền búp trà xanh pha nước uống đem lại nhiều tác dụng như cải thiện sự tập trung, tốt cho đường ruột.
-
Sức khỏe19 giờ trướcThực phẩm chiên rán, đồ cay nóng, giàu chất béo là những thực phẩm có thể khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChạy bộ rất quan trọng cho sức khỏe nhưng lại có thể nguy hiểm cho khớp, nếu chạy không đúng cách…
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người sử dụng cây lược vàng như vị thuốc đa năng để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách có thể gây hại cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột số thói quen của nhiều người có thể gây hại sức khỏe như ăn cơm chan canh, mua gạo trắng tinh hay để cơm nguội bên ngoài quá lâu.
-
Sức khỏe2 ngày trướcNhiều người thường uống nước khi bụng đói, lúc vừa mới thức dậy, vậy uống nước ấm khi bụng đói có tác dụng gì?
-
Sức khỏe2 ngày trướcChanh leo với hương vị chua ngọt đặc trưng và vẻ ngoài bắt mắt, không chỉ là một loại trái cây giải khát tuyệt vời mà còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
-
Sức khỏe2 ngày trướcSầu riêng là loại quả được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người nên hạn chế ăn sầu riêng.
-
Sức khỏe2 ngày trướcLười tập thể dục là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hãy duy trì thói quen vận động ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ gặp phải các tình trạng sức khỏe dưới đây.
-
Sức khỏe2 ngày trướcNghiên cứu quy mô lớn dựa trên dữ liệu từ 185 quốc gia chỉ ra 4 chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống mà phần lớn người dân thế giới hay bị thiếu.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTheo các chuyên gia, nhiều cha mẹ có quan niệm tắm lá vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên an toàn cho da của trẻ. Điều này là không đúng.
-
Sức khỏe2 ngày trướcĐể ứng phó siêu bão Yagi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu và nhân lực để sẵn sàng thiết lập trạm cấp cứu dã chiến tại các khu vực có địa hình cao tránh ngập lụt.
-
Sức khỏe2 ngày trướcChế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.