- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cả nước đã ghi nhận hơn 47.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết: Cẩn trọng với 2 con đường lây bệnh này
Bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch tương đối lớn và có khả năng gây tử vong cho người bệnh. Vậy, đâu là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết và con đường lây bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch tương đối lớn và có khả năng gây tử vong cho người bệnh. Vậy, đâu là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết và con đường lây bệnh sốt xuất huyết là gì?
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1-4 đến hết ngày 7-4), toàn thành phố có thêm 13 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 7 ca so với tuần trước. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, trong 3 tháng đầu năm 2019, cả nước đã ghi nhận hơn 47.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 2 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018, số người mắc sốt xuất huyết tăng 3,7 lần.
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch luôn hiện hữu, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng, tạo thành nơi muỗi đẻ trứng. Do đó, người dân cần luôn đề cao ý thức phòng ngừa bệnh.
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính, chủ yếu là do muỗi Aedes albopictus và Aedes aegypti gây nên. Bệnh có thể bùng phát thành dịch tương đối lớn và có khả năng gây tử vong cho người bệnh nếu không có biện pháp phòng trừ và xử lý kịp thời. Dịch sốt xuất huyết đã từng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi vằn Aedes aegypti gây nên.
Quy trình lây nhiễm chủ yếu sẽ là: Đầu tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8-11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người, virus đi vào cơ thể người. Muỗi Aedes hút máu từ cơ thể người bệnh rồi truyền sang cơ thể người lành làm cho bệnh lây lan nhanh chóng.
Dịch sốt xuất huyết thường bùng phát vào đầu và cuối mùa mưa và có khả năng lây lan nhanh thành dịch. Bởi lẽ vào mùa mưa, muỗi vằn có khả năng phát triển mạnh, nhất là vào thời gian từ tháng 6-11 do nhiệt độ, độ ẩm cao tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và trứng muỗi phát triển thành bọ gậy (loăng quăng).
Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào?
Theo Cục y tế dự phòng bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua 2 đường chính, bao gồm:
Thứ nhất: Muỗi vằn đốt truyền bệnh sốt xuất huyết
Trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi aedes hay còn gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn sau khi đốt hút máu người bệnh sốt xuất huyết hoặc người bệnh mang virus Dengue nhưng không biểu hiện triệu chứng (người lành mang bệnh), rồi sau đó đốt người khỏe mạnh và truyền virus vào cơ thể họ qua vết đốt đó.
Đặc điểm của muỗi Aedes:
- Loại muỗi Aedes aegypti là tác nhân chính gây bệnh trong các ổ dịch lưu hành.
- Muỗi Aedes có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng nên có tên khác là muỗi vằn
- Muỗi vằn cái thường chỉ hoạt động và đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào lúc sáng sớm và lúc chiều tối
- Muỗi vằn thường cư trú tại góc tối trong nhà, trên quần áo và các đồ dùng trong nhà.
- Muỗi vằn sinh sản, đẻ trứng ở những vùng có nước đọng như: Ao, hồ, trong các dụng cụ chứa nước...
- Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng trên 20o C. Nhiệt độ cao thì khả năng sinh sản của muỗi tăng lên.
Cả nước đã ghi nhận hơn 47.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết: Cẩn trọng với 2 con đường lây bệnh này - Ảnh 4.
Thứ 2: Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm
Con đường lây bệnh sốt xuất huyết này ít phổ biến hơn so với lây qua đường muỗi đốt nhưng vẫn có thể xảy ra nếu lấy máu của người mang mầm bệnh truyền cho người lành hoặc khi người lành và người bệnh dùng chung bơm kim tiêm.
Theo Helino
- Sức khỏe3 giờ trướcTiêm phòng vắc-xin Covid-19 hiện nay là việc làm rất cần thiết trong tình hình dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe6 giờ trướcBiến chủng SARS-CoV-2 mới thuộc nhóm 20C từng được các chuyên gia tại Mỹ cảnh báo cần điều tra khẩn cấp vì mức độ lây lan nhanh và có thể kháng vaccine.
- Sức khỏe7 giờ trướcThấy tình trạng ngày càng nặng, bố mẹ vội vàng đưa cậu bé đến bệnh viện khám. Kết quả khám bệnh khiến cả gia đình vô cùng suy sụp.
- Sức khỏe9 giờ trướcSau cuộc cãi vã với vợ, người đàn ông 33 tuổi định đi tắm để giải tỏa cảm xúc, nào ngờ đột ngột ngất xỉu trong nhà tắm.
- Sức khỏe10 giờ trướcBản tin 6h ngày 26/2 cho biết có 1 ca mắc mới COVID-19 là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay tại Tây Ninh. Việt Nam hiện có 2.421 bệnh nhân.
- Sức khỏe21 giờ trướcMột nghiên cứu mới tiết lộ rằng virus gây ra bệnh Covid-19 có thể tồn tại trên vải, chẳng hạn như quần áo hoặc vải bọc, đến 3 ngày.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe21 giờ trướcBản tin 18h ngày 25/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 8 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng Hải Dương có 7 ca; 01 ca ở Tây Ninh là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
- Sức khỏe22 giờ trướcNếu như bạn mua thuốc uống, vận động linh hoạt mà cơn đau vai gáy không hề thuyên giảm thì rất nên đến viện để kiểm tra 3 loại ung thư dưới đây.
- Sức khỏe1 ngày trướcMới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận bệnh nhân gặp tai nạn chấn thương dương vật với tình trạng đau, sưng to, tím tái, dương vật vẹo phải.
- Sức khỏe1 ngày trướcNgay trong đêm 24/2, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện Tứ Kỳ đã quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch: khoanh vùng, phong toả, truy vết thần tốc, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly, dập dịch.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcNữ bệnh nhân 48 tuổi trú tại Cầu Giấy được xuất viện sau 3 lần âm tính. Ngày 24/2, bà được lấy mẫu theo dõi sau ra viện, kết quả dương tính ngày 25/2, được chuyển Bệnh viện Nhiệt đới trung ương 2 để tiếp tục cách ly, điều trị.